Hợp đồng cho vay tài sản là gì? Đặc điểm của hợp đồng cho vay tài sản? Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay?
Hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên tức bên cho vay và bên nhận vay, các bên có quyền giao tài sản cho bên vay và bên vay có nghĩa vụ vơ bản là khi đến hạn trả phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng theo thỏa thuận của các bên. Vậy quy định cụ thể về hợp đồng vay tài sản ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Hợp đồng cho vay tài sản là gì?
Theo cách hiểu thông thường thì vay là hoạt động nhận tiền hay vật gì của người khác để chi dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi. Dưới góc độ tín dụng, “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” (khoản 16 Điều 4
Theo quy định của
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay là thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Khi bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay, bên vay sẽ có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tài sản đã vay, trừ trường hợp có điều kiện của bên cho vay về việc sử dụng tài sản.
2. Đặc điểm của hợp đồng cho vay tài sản?
Hợp đồng vay là một loại hợp đồng tương đối phức tạp, sự phức tạp này thể hiện ở ngay khía cạnh đặc điểm của hợp đồng này. Theo đó, các đặc điểm của hợp đồng vay bao gồm:
– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thuận hoặc hợp đồng thực tế
Pháp luật không quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng vay, do đó, liên quan đến vấn đề này còn nhiều tranh luận khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, hợp đồng vay tài sản và hợp đồng ưng thuận.
Quan điểm thứ hai cho rằng, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế, trong hợp đồng vay tài sản thì việc thể hiện ý chí của các chủ thể chỉ là điều kiện cần, muốn hợp đồng có hiệu lực pháp luật, thì các bên phải tiến hành chuyển giao tiền hoặc vật cho nhau, đó là điều kiện đủ.
Qua việc dẫn chứng các quan điểm ở trên, hiện nay vấn đề liên quan đến đặc điểm về hiệu lực của hợp đồng vay tài sản vẫn chưa được thống nhất. Theo sự nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân, tôi cho rằng, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng ưng thuận hay thực tế trong từng trường hợp cụ thể, điều này phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay cũng như hình thức của hợp đồng vay.
– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ
Bên vay và bên cho vay ràng buộc nghĩa vụ đối với nhau từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực. Do đó, việc xác định hợp đồng vay là song vụ hay đơn vụ phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng vay:
+ Nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế tức là hợp đồng vay có hiệu lực từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay thì chỉ có bên vay có nghĩa vụ trả tài sản cho bên cho vay thì trường hợp này, hợp đồng vay là hợp đồng đơn vụ.
+ Nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận tức là hợp đồng vay có hiệu lực từ thời điểm giao kết thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển giao tài sản vay; còn bên vay có nghĩa vụ trả tài sản cho bên cho vay thì trường hợp này, hợp đồng vay hợp đồng song vụ.
Hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Hợp đồng vay có đền bù khi đây là vay có lãi. Khoản lãi chính là lợi ích vật chất mà bên cho vay nhận được từ hợp đồng vay. Các
Trường hợp, bên cho vay không lấy lãi đối với bên vay thì đây là hợp đồng vay không có đến bù. Hợp đồng vay không có đền bù được xác lập phổ biến với những người có quan hệ thân thích, tình cảm… mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay?
Khi hợp đồng vay được giao kết hoặc thậm chí hợp đồng vay đã phát sinh hiệu lực cũng không đồng nghĩa với việc bên vay đã trở thành chủ sở hữu đối với tài sản vay. Theo Điều luật này, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay cũng đồng thời là thời điểm bên vay được xác lập sở hữu với tài sản vay. Nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng và thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản vay không phải là một. Các bên cũng có thể thỏa thuận về thời điểm giao, nhận tài sản vay theo một đơn vị thời gian xác định hoặc thông qua một sự kiện cụ thể. Việc xác định chính xác thời điểm giao, nhận tài sản vay có ý nghĩa quan trọng de biết được đích xác thời điểm bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay. Kể từ thời điểm tài sản vay thuộc sở hữu của bên vay, bên vay có toàn quyền sử dụng, định đoạt đối với tài sản vay theo ý chí của mình, trừ trường hợp bên vay phải sử dụng theo đúng mục đích đã cam kết với bên cho vay.
Để bảo đảm quyền lợi của bên vay trong hợp đồng vay tài sản, bên cho vay có các nghĩa vụ luật định sau đây:
– Giao tài sản cho bên vay dầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận. Khi các bên giao kết hợp đồng vay tài sản, bên vay và bên cho vay phải thỏa thuận tài sản vay là gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào? Trên thực tế, tài sản vay phổ biến nhất là tiền. Với đối tượng này thì các bên chì thỏa thuận về số tiền (số lượng) vay; còn đối với tài sản vay là vật (vàng, thóc, gạo) thì bên cạnh việc thỏa thuận số lượng, các bên thỏa thuận rõ về chất lượng của vật vay. Trên cơ sở nội dung đã thỏa thuận với bên vay, bên cho vay phải giao tài sản vay đầy đủ, đúng chất lượng và số lượng. Thời gian và địa điểm giao tài sản vay cũng được xác định theo thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay. Thông thường việc giao tài sản cho vay được thực hiện tại nơi cư trú (bên cho vay là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở (bên cho vay là pháp nhân) của người cho vay. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì bên thời điểm và địa điểm chuyển giao tài sản vay được xác định theo quy định chung của pháp luật. Việc chuyển giao tài sản vay từ bên cho vay sang bên vay đồng thời cũng làm xác lập quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản vay.
– Bên cho vay có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên vay khi có các căn cứ sau:
+ Bên vay bị thiệt hại do bên cho vay chuyển giao tài sản vay không bảo đảm chất lượng;
+ Bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết;
+ Bên vay không biết hoặc không bắt buộc phải biết về chất lượng của tài sản vay.
Bên cho vay chỉ phải bồi thường cho bên vay nếu thỏa mãn đầy đủ ba căn cứ trên. Thực tế có những trường hợp, bên cho vay không biết về việc tài sản vay không bảo đảm chất lượng nên đã chuyển giao cho bên vay. Với những trường hợp này, xét về mặt ý chí thì bản thân người cho vay không cố ý, do đó, người cho vay không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên vay trong trường hợp này. Đối với trường hợp, bên vay biết tài sản vay không bảo đảm chất lượng nhưng vẫn nhận thì bên vay phải tự chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra cho mình.
– Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác. Thời hạn vay là yếu tố quan trọng trong hợp đồng vay, là khoảng thời gian từ thời điểm bên vay nhận tài sản cho đến khi bên vay trả tiền. Về nguyên tắc, bên cho vay chỉ được yêu cầu bên vay trả tiền theo đúng thời hạn các bên đã thỏa thuận; bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn. Tuy nhiên, nếu bên cho vay đòi trước thời hạn và được bên vay đồng ý thì thỏa thuận của các bên được tôn trọng áp dụng.
Bên cạnh quy định chung về nghĩa vụ của bên cho vay trong hợp đồng vay, đối với hợp đồng vay mà bên cho vay là các tổ chức chuyên nghiệp (ngân hàng…) thì còn có nghĩa vụ thông tin và cố vấn cho khách hàng vay. Người cho vay phải lưu ý cho người vay về sự cần thiết của việc đánh giá sức vay, không nên khả năng chi trả trong thực tế. vay số tiền