Tỷ lệ hao hụt xăng dầu hiện nay được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, và một số hoạt động khác. Vậy quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong kinh doanh xăng dầu được ghi nhận với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong kinh doanh xăng dầu:
Ngày nay, xăng dầu được biết đến là loại hàng hóa kinh doanh đặc biệt đòi hỏi sự tuân thủ các quy định quản lý đặc biệt do Nhà nước ban hành. Chính vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cần trang bị được những kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực xăng dầu, đặc biệt là về tỷ lệ hao hụt xăng dầu và quản lý xăng dầu sao cho hiệu quả nhất;
Trong quá trình kinh doanh thì hao hụt xăng dầu được xác định là sự thiếu hụt xăng dầu về số lượng do bay hơi tự nhiên, bám dính; do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật trong quá trình giao nhận, nhập, xuất, tồn chứa, xúc rửa bể và phương tiện vận chuyển, pha chế, vận chuyển, chuyển tải, bán lẻ xăng dầu mà dẫn đến tình trạng này. Tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu; pha chế; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Theo quy định chương II của Thông tư 43/2015/TT-BTC thì tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong kinh doanh được thể hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau có thể kể đến như: Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn nhập,Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn xuất, Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn tồn chứa, Tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong công đoạn xúc rửa, Tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong công đoạn pha chế,Tỷ lệ hao hụt xăng dầu vận chuyển, Tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn chuyển tải, Tỷ lệ hao hụt xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Có thể thấy, việc quy định những điều khoản quy định về tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong kinh doanh hỗ trợ tích cực cho quá trình quản lý ngành kinh doanh này, từ đó xây dựng hướng giải quyết giải quyết vấn đề hao hụt xăng dầu. Hiện nay, nguyên tắc quản lý tỷ lệ hao hụt xăng dầu, bao gồm:
– Tuân thủ đúng quy định về tỷ lệ hao hụt xăng dầu quy định tại Thông tư này là tỷ lệ hao hụt xăng dầu tối đa;
– Việc hao hụt xăng dầu được quản lý, tổ chức, hạch toán, quyết toán đối với từng sản phẩm xăng khoáng RON95, RON92, xăng sinh học E5, E10, etanol nhiên liệu E100, dầu hỏa (KO), nhiên liệu bay JET A-1, dầu điêzen (DO 0,05% S), (DO 0,25% S), nhiên liệu đốt lò (FO);
– Cần đảm bảo rằng số lượng và giá trị hao hụt của các sản phẩm phải có tính độc laaoj, không được sử dụng một trong hai vấn đề đã nêu đê bù trừ lẫn nhau trong một kỳ quyết toán. Đặc biệt đối với xăng dầu được bơm chuyển trên cùng một hệ thống đường ống công nghệ, phần sản phẩm lẫn được bù trừ về số lượng;
– Trường hợp xảy ra hao hụt bất thường lớn hơn quy định tỷ lệ hao hụt tại Thông tư này, thương nhân kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây ra hao hụt và nhanh chóng đề ra biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.
2. Nguyên tắc xác định hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BTC thì nguyên tắc xác định hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu được thể hiện như sau:
– Hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được xác định là tổng hao hụt xăng dầu của các công đoạn mà hoạt động kinh doanh xăng dầu đó thực hiện;
– Lượng xăng dầu để xác định tỷ lệ hao hụt xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu khác nhau cũng có cách xác định riêng biệt, được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với xăng khoáng, xăng sinh học, etanol nhiên liệu E100, dầu hỏa, dầu điêzen quy đổi về điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ: 15oC; áp suất: 101,325 kPa và tính theo hệ thống chuẩn đo lường quốc gia); riêng trường hợp xuất bán tại cột đo xăng dầu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu đơn vị tính là lít thực tế;
+ Đối với nhiên liệu đốt lò (FO) các loại đơn vị tính là khối lượng (kg).
– Trong trường hợp xác định tỷ lệ hao hụt xăng dầu của các công đoạn và tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu được xác định theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Thông tư 43/2015/TT-BTC;
– Tỷ lệ hao hụt xăng dầu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá và điều chỉnh phù hợp với thực trạng trang thiết bị công nghệ, trình độ, yêu cầu quản lý và cơ chế kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ.
3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu?
3.1. Trách nhiệm của các đơn vị đối với tỷ lệ hao hụt xăng dầu:
Các vấn đề liên quan đến tỷ lệ hao hụt xăng dầu có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau và mỗi cơ quan này đều có trách nhiệm khác nhau trong vấn đề này. Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 43/2015/TT-BCT, có quy định về trách nhiệm của các đơn vị như sau:
– Liên quan đến thẩm quyền của Vụ Khoa học và Công nghệ: Cơ quan này được giao trách nhiệm chủ trì hướng dẫn áp dụng quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, tiến hành nghiên cứu đề nghị sửa đổi, xây dựng tỷ lệ hao hụt xăng dầu phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ;
– Bên cạnh đó còn phải kể đến Vụ Thị trường trong nước: Những hoạt động được kể đến đó là chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu tại thị trường trong nước;
– Cục Xuất nhập khẩu cũng được ghi nhận trách nhiệm thực hiện đối với tỷ lệ hao hụt xang dầu, cụ thể là chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này trong công tác quản lý hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu.
3.2. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với tỷ lệ hao hụt xăng dầu:
Căn cứ theo tại Điều 14 Thông tư 43/2015/TT-BCT thì trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu được ghi nhận như sau:
– Tiến hành tổ chức quản lý hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; thực hiện các công việc xây dựng, ban hành quy định cụ thể về tỷ lệ hao hụt xăng dầu nhưng không được cao hơn tỷ lệ hao hụt quy định tại Thông tư này; trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu thì có các hoạt động xây dựng, ban hành quy định về hao hụt xăng dầu và tự chịu trách nhiệm về hao hụt xăng dầu trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu của mình;
– Tiến hành các hoạt động về thống kê lượng hao hụt xăng dầu, hoạt động báo cáo hằng năm cũng phải được diễn ra gửi đến Bộ Công Thương (thông qua Vụ Thị trường trong nước). Mục đích hoạt động này là để phục vụ quản lý nhà nước về hao hụt xăng dầu;
– Cần chấp hành các yêu cầu về quản lý nhà nước có liên quan đến tỷ lệ hao hụt xăng dầu quy định tại Thông tư này;
– Có trách nhiệm trong việc tổ chức hạch toán chi phí kinh doanh định mức theo tỷ lệ hao hụt kinh doanh xăng dầu được quy định tại Thông tư này; tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đánh giá hao hụt xăng dầu, kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các nội dung chưa phù hợp nếu có.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 43/2015/TT-BCT quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành.