Quy định trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh?
Như chúng ta đã biết thì xuất nhập cảnh là quyền của công dân đươc pháp luật ghi nhận, tuy nhiên việc xuất nhập cảnh phải tuân thủ theo quy định của pháp luật không chỉ là các thủ tục khi thực hiện hoạt động này. Trong các trường hợp cụ thể như công dân Việt Nam muốn xuất cảnh phải đáp ứng theo quy dịnh của pháp luật và không thuộc đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam theo quy định. Vậy pháp luật quy định trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam như thế nào? Bài viết dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Quy định trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định cụ thể:
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Như vậy theo quy định trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra 09 trường hợp tạm hoãn xuất cảnh, theo đo chúng ta có thể hiểu những trường hợp này như sau:
Thứ nhất, Nhàm đẩy lùi những hành vi tẩu thoát sau khi vi phạm pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền có chứng cứ chứng minh đối với hành vi này thì việc tạm hoãn xuất cảnh là rất cần thiết. Tho quy định tại
Thứ hai, đối với những hành vi tạm hoãn xuất cảnh để bảo đảm việc thi hành án có nghĩa là người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự sẽ không được phép xuất cảnh trong những trường hợp như vậy.có thể hiểu đây là biện pháp pháp lý được chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án theo đúng quy định của pháp luật đề ra.
2. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
Căn cứ theo quy định tại điều 38. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định cụ thể:
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy có thể thấy, pháp luật đã có quy định cụ thể đối với trường hợp tạm hoãn xuất cảnh và hậu quả nếu đã bị tạm hoãn xuất cảnh. Căn cứ theo quy định này thì việc tạm hoãn xuất cảnh thực hiện cụ thế như sau:
Căn cứ dựa trên quy định như trên thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong một số trường hợp cụ thể có thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố là một quy định tiến bộ, đã tạo ra hành lang pháp lý để góp phần ngăn chặn kịp thời việc những đối tượng này lợi dụng sơ hở bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Tóm lại mục đích đó là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Kết luận: Như vậy thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp như trên thì biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại của người bị áp dụng ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam chứ không hạn chế quyền tự do đi lại trong nước, theo đó nên nếu chỉ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người phạm tội thì sẽ có lúc dẫn đến khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Chúng tôi cho rằng nên có những giải pháp để hoàn thiện hơn khung pháp lý đối với những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh này.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người Việt Nam” và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc.