Để đảm bảo sự công bằng khi áp dụng hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội thì tình tiết tăng nặng được áp dụng hỗ trợ quá trình này. Vậy, quy định tình tiết tăng nặng phạm tội đối với phụ nữ có thai được thể hiện với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Thực hiện hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai có phải là tình tiết tăng nặng?
Trong pháp luật Việt Nam thì tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được sử dụng là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt sao cho có sự phù hợp và tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau: Cơ quan có thẩm quyền khi đưa ra quyết định hình phạt phải tiến hành hoạt động cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, xem xét các yếu tố về nhân thân người phạm tội, đồng thời là về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự đã được quy định trong văn bản pháp luật có liên quan;
Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
+ Hành vi phạm tội được xác định là có tổ chức;
+ Theo những đánh giá thông qua quá trình điều tra thì được xếp vào hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Cá nhân để thuận lợi thực hiện hành vi vi phạm mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
+ Phạm tội có tính chất côn đồ;
+ Động cơ thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi phạm tội từ động cơ đê hèn;
+ Mặc dù trong quá trình phạm tội có nhiều yếu tố tác động dẫn đến gián đoạn mà cá nhân này vẫn cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
+ Được xác định là phạm tội 02 lần trở lên;
+ Hoặc được xác định là hành vi tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
+ Đặc biệt, nếu phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên thì cũng được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;
+ Còn phải kể đến trường hợp, phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
+ Cá nhân có hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
+ Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
+ Thực hiện hành động với mục đích xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
+ Đồng thời, có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Có thể thấy pháp luật đã khẳng định việc một cá nhân hay nhiều cá nhân thực hiện hành vi vi phạm với phụ nữ có thai thì xác định là tình tiết tăng nặng. Tình tiết này được xem là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
2. Quy định về việc áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội đối với phụ nữ có thai:
Hành vi được xác định là phạm tội đối với phụ nữ có thai khi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và các quyền khác của người phụ nữ đang có thai. Có thể thấy sự khác biệt rõ ràng đối với trường hợp khác nhau có liên quan đến phụ nữ có thai. Bởi theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, người phạm tội là phụ nữ có thai thì cá nhân này được hưởng nhiều chính sách pháp luật khác nhau vì hoàn cảnh đặc biệt trong đó kể đến việc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn đối với trường hợp một cá nhân khác gây hại là phụ nữ có thai thì lại bị coi là tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội.
Khi có hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội, nên không bắt buộc người phạm tội phải biết người mà mình xâm phạm đang có thai thì mới được coi là tình tiết tăng nặng. Nhà làm luật chỉ quy định đối với “phụ nữ có thai” nên chỉ cần xác định người phụ nữ bị xâm phạm đang có thai là người phạm tội phải chịu tình tiết tăng nặng này. Khi áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người phạm tội cần chú ý một số điểm như sau:
– Chỉ cần quan tâm đến tình trạng của người phụ nữ là đang có thai, không cần biết rằng người này đã mang thai ở giai đoạn nào;
– Để có thể chứng minh được việc tác động đến người phụ nữ có mang thai hay không thì nhất thiết phải do giám định viên hoặc bác sĩ chuyên khoa mới đảm bảo sự chính xác;
– Đồng thời, chỉ áp dụng tình tiết này đối với các tội xâm phạm đến người phụ nữ có thai khi hành vi của người phạm tội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến sự phát triển bình thường của thai nhi;
Bên cạnh đó, mặc dù
3. Có phải trường hợp nào phạm tội với phụ nữ có thai cũng được coi là tình tiết tăng nặng:
Một hành vi được xác định là phạm tội thì khi định tội danh phải cân nhắc và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, một trong số đó là ý chí và lý trí của người thực hiện hành vi phạm tội. Đơn cử một trường hợp cho bạn đọc dễ hiểu hơn:
Nhà anh A có tranh chấp đất đai và có lời nói qua lại với nhà Ông B là hàng xóm, là bên đang tranh chấp đất. Vì mâu thuẫn gay gắt mà ông B cầm dao gây thương tích cho anh A, thấy chồng bị hành hung thì vợ anh A đã chạy ra can ngăn và bị chém nhiều nhát vào người dẫn đến chị này tử vong sau khi đưa vào viện. Trong thời điểm này, vợ anh A đang có thai ở tháng thứ 7.
Xác định ban đầu thì hành vi của ông B sẽ phạm tội giết người nếu mục đích ban đầu của ông này là muốn tước đoạt mạng sống của bị hại hoặc biết rõ là có thể tước đoạt tính mạng của bị hại nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cho dù không mong muốn. Vấn đề định tội danh này cần được xác định bởi cơ quan điều tra thông qua nghiệp vụ chuyên môn riêng. Xét đến trường hợp thỏa mãn dấu hiệu của hành vi phạm tội của tội giết người thì đối với hành vi phạm tội với vợ anh A, được xem là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết định khung tăng nặng. Cụ thể:
Theo điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi phạm tội đối với “phụ nữ có thai” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nhưng bạn đọc cần hiểu rõ, không phải trường hợp nào, hành vi giết phụ nữ có thai cũng là tiết tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là tình tiết định khung tăng nặng, không phải tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Để xác định người phụ nữ có thai hay không thì theo tiểu mục 2.3 mục 2
Trong trường hợp này thì vợ anh A đã mang thai tháng thứ 7 hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ việc chị mang thai, bên cạnh đó còn là hàng xóm của nhau nên nguồn thông tin về việc chị có thai không thể ông B không biết được.
Nên trong trường hợp này hành vi giết người biết là phụ nữ có thai được xác định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng ( khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015).
Với phân tích nêu trên thì không phải trường hợp nào phạm tội với phụ nữ có thai cũng được coi là tình tiết tăng nặng, bởi vì việc cá nhân có hành vi phạm tội mà biết rõ là bị hại đang có thai sẽ được áp dụng là tình tiết định khung tăng nặng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.