Việc người dân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức xảy ra khá thường xuyên, kéo theo đó là nhiều hệ lụy và rắc rối. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề: Thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức.
Mục lục bài viết
1. Quy định thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức:
1.1. Quy định của pháp luật về hạn mức giao đất nông nghiệp:
Hiện nay, theo quy định của pháp
STT | Loại đất | Hạn mức |
1 | Đất làm muối Đất trồng cây hàng năm Đất nuôi trồng thủy sản | Không được vượt quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh thuộc địa bàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long (như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long …) hoặc vùng Đông nam bộ (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) |
Không được vượt quá 02 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác (áp dụng cho các loại đất) | ||
2 | Đất trồng cây lâu năm | Không được vượt quá 10 ha đối với các xã phường thuộc khu vực đồng bằng |
Không được vượt quá 30 ha đối với xã phường thuộc khu vực trung du và miền núi | ||
3 | Đất rừng phòng hộ | Không quá 30 ha |
4 | Giao đất rừng sản xuất | Không quá 30 ha |
Hạn mức đất nông nghiệp được giao trong trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thêm đất, được ghi nhận như sau:
STT | Loại đất | Hạn mức |
1 | Hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm | Không vượt quá 05 ha đối với xã phường thuộc khu vực đồng bằng |
Không vượt quá 25 ha đối với xã phường thuộc khu vực trung du và miền núi | ||
2 | Hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất. | Không vượt quá 25 ha |
Hạn mức đất nông nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong trường hợp khác (ngoài các trường hợp nêu trên), cụ thể như sau:
Loại đất | Hạn mức giao đất | |
Trường hợp các chủ thể được giao nhiều loại đất bao gồm đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm và đất làm muối (diêm nghiệp) | Tổng hạn mức giao đất không được vượt quá 05 ha | |
Giao đất trống, đất có mặt nước, đồi núi trọc thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho các chủ thể đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối | Để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp | – Không được vượt quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh thuộc địa bàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long (như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long …) hoặc vùng Đông nam bộ (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu); – Không được vượt quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. |
Để trồng cây lâu năm | – Không được vượt quá 10 ha đối với xã phường thuộc khu vực đồng bằng; – Không được vượt quá 30 ha đối với xã phường thuộc khu vực trung du và miền núi. | |
Để trồng rừng phòng hộ | Không được vượt quá 30 ha | |
Để trồng rừng sản xuất | Không được vượt quá 30 ha |
Vậy từ đó, có thể hiểu: Đất nông nghiệp vượt hạn mức là khái niệm để chỉ phần diện tích đất vượt ngoài diện tích tối đa của mỗi loại đất. Khi sử dụng phần diện tích đất vượt ngoài hạn mức, thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, và người sử dụng đất có thể bị hạn chế quyền sử dụng đất, đồng thời có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
1.2. Thủ tục thuê đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật:
Nhìn chung thì theo quy định tại
Bước 1: Chủ thể có nhu cầu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Để tránh tình trạng rườm rà về mặt thủ tục hành chính cũng như tốn kém thời gian của các bên, thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn xin cho thuê đất theo mẫu do pháp luật quy định, phù hợp về mặt nội dung và hình thức, không trái đạo đức xã hội và thuần phong mĩ tục;
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ, các chủ thể có nhu cầu tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là Phòng Tài nguyên và môi trường. Sau đó, cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn các chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thì Phòng Tài nguyên và môi trường tiến hành trình lên cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, để xem xét và quyết định cho thuê đất. Sau đó sẽ ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp đồng ý cho thuê. Khi trình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, thì Phòng Tài nguyên và môi trường cần kèm theo các văn bản sau:
– Đơn xin thuê đất của các chủ thể có yêu cầu và trích lục bản đồ địa chính nêu trên;
– Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và văn bản thẩm định điều kiện cho thuê đất theo quy định của pháp luật;
– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho thuê đất theo mẫu do pháp luật quy định.
Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường tổ chức và tiến hành cho thuê đất trên thực địa, đồng thời trao Giấy chứng nhận cho người được cho thuê đất. Ngoài ra còn chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
2. Đất nông nghiệp vượt hạn mức có được bồi thường hay không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai cụ thể là tại Điều 77 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành có ghi nhận đối với diện tích đất nông nghiệp được ra vượt hạn mức thì khi đó sẽ không được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật nhưng sẽ được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại. Quy định này được đánh giá là phù hợp với công sức mà người sử dụng đất hợp pháp đã bỏ ra trên mảnh đất của mình trong quá trình sử dụng. Ngoài ra thì đối với phần diện tích đất nông nghiệp có được do quá trình nhận chuyển nhượng vượt hạn mức sử dụng trước giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2014 (tức là ngày
– Các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân đang tiến hành sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức mà pháp luật đã quy định, có được trong quá trình hưởng thừa kế, tặng cho, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các chủ thể khác mà có đủ các điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được bồi thường và hỗ trợ theo phần diện tích thực tế mà nhà nước tiến hành thu hồi;
– Đối với trường hợp mà các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân đang tiến hành sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài nhưng lại không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì chỉ được bồi thường đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp mà nhà nước đã tiến hành giao trước đó theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra thì đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt quá hạn mức giao theo quy định của pháp luật thì sẽ không được xem xét bồi thường về đất, nhưng vẫn sẽ được xem xét hỗ trợ khi cảm thấy cần thiết và phù hợp.
3. Mức xử phạt đối với hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức:
Như đã phân tích ở trên thì đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà vượt quá hạn mức thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Cụ thể, căn cứ tại nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ, thì mức xử phạt đối với hành vi này được quy định như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhỏ hơn 01 ha;
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 01 ha đến 03 ha;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 03 ha đến 05 ha;
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức lớn hơn 05 ha.
Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đó là bột trả lại phần diện tích đã nhận chuyển nhượng mà vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật, trường hợp mà đã yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhưng không thực hiện thì nhà nước sẽ tiến hành thu hồi theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật đất đai quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.