Nguồn gen giống và sự cần thiết của quy định thu thập, bảo tồn, khai thác, trao đổi nguồn gen? Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, trao đổi nguồn gen giống? Quy định về trao đổi nguồn gen giống?
Gen chính là nền tảng để tạo nên các sinh vật sống, đây là điều không thể phủ nhận. Theo lẽ đương nhiên, các nguồn gen giống luôn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, do những sự thay đổi, tác động mà các nguồn gen giống đã và đang dần dần mất đi. Để bảo tồn các nguồn gen giống, Việt Nam đã xây dựng các quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, trao đổi nguồn gen giống.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguồn gen giống và sự cần thiết của quy định thu thập, bảo tồn, khai thác, trao đổi nguồn gen:
Tại Khoản 21 Điều 2
Nguồn gen nói chung là một nhánh của vật liệu di truyền. Gen là một đơn vị cơ bản của di truyền và được truyền từ đời này qua đời khác. Chúng bao gồm các axit nucleic và được tạo thành trên các nhiễm sắc thể của sinh vật, trong thể plasmid của vi khuẩn và hình thái mang tính nhiễm sắc thể phụ khác. Gen đóng vai trò điều khiển hàng loạt các quá trình trong cơ thể sống. Chúng cũng đóng góp rất nhiều cho các đặc tính của một sinh vật hay chống chọi với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Tầm quan trọng của tính đa dạng ở mức độ gen- đa dạng di truyền xuất phát từ thực tế cá thể của một loài được tạo ra và sinh sản hữu tính có một bộ gen khác biệt một chút so với cá thể bố, mẹ. Đa dạng di truyền cho phép các loài thích nghi dần với áp lực của môi trường xung quan theo thời gian. Không phải cá thể hay loài nào cũng có gen hay bộ ghen cho phép chúng có thể duy trì được sự sống trong một điều kiện đặc biệt. Bằng chứng là một số cá thể hay loài bị mất đi do môi trường sống bị phá hủy hay những điều kiện khác làm giảm tổng số lượng gen của loài làm hạn chế các khả năng thích nghi hay tiến hóa của loài. Do đó, nếu sự đa dạng của gen được duy trì thì có thể làm tăng cơ hội sống cho các loài.
Đối với Việt Nam, tài nguyên gen có ý nghĩa rất lớn khi nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, khi nông nghiệp vẫn chiếm một phần quan trọng trong GDP.
Tình trạng biến mất và suy thoái nguồn và những nguyên nhân chưa được ngăn chặn cho thất cần thiết phải bảo tồn nguồn gen nhằm duy trì và phát huy vai trò của nguồn gen đối với các lĩnh vực cuộc sống của con người.
Sự cần thiết xây dựng quy định pháp luật về thu thập, bảo tồn, khai thác, trao đổi nguồn gen giống xuất phát từ nghĩa vụ thực hiện các cam kết pháp lý quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nguồn gen được quy định là di sản chung của nhân loại. Trước tình trạng nguồn gen bị biến mất, bị suy thoái, vấn đề bảo tồn đã trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia trên thế giới. Vấn đề bảo tồn nguồn gen không chỉ còn là trách nhiệm riêng quốc gia và có thể giải quyết hữu hiệu ở cấp độ quốc gia trong phạm vi một quốc gia khi các vấn đề về bảo tồn nguồn gen đã vượt qua khỏi biên giới một quốc gia.
2. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, trao đổi nguồn gen giống:
Tại Điều 14 Luật Chăn nuôi năm 2018 đã quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi. Cụ thể như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.” (Khoản 1) Quy định này thể hiện rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống. Luật Chăn nuôi chính là cơ sở pháp luật nền tảng, khi các chủ thể này thực hiện các hoạt động đó thì phải tuân theo quy định của Luật Chăn nuôi, các văn bản pháp luật hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan.
“2. Nội dung thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bao gồm:
a) Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen giống vật nuôi;
b) Đánh giá nguồn gen giống vật nuôi theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen giống vật nuôi;
d) Bảo vệ và duy trì nguồn gen giống vật nuôi;
đ) Sử dụng nguồn gen giống vật nuôi đã được đánh giá, xác định giá trị sử dụng vào hoạt động chọn, tạo và nhân giống vật nuôi.” (Khoản 2)
Quy định tại khoản này liệt kê các hoạt động nhằm thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống. Các tổ chức, cá nhân được thực hiện các hoạt động thuộc nhóm các nội dung liệt kê trên. Đây là nhóm các hoạt động hướng tới việc tập hợp, hệ thống các nguồn gen giống vật nuôi, cũng như các hoạt động liên quan như việc đánh giá, bảo tồn, phát triển nguồn gen đã thu thập được.
Hay đối với nguồn gen giống cây trồng thì tại Luật Trồng trọt năm 2018 quy định như sau:
“Điều 12. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng
1. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, thu thập, lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng;
b) Giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị sử dụng nguồn gen giống cây trồng;
c) Thiết lập và chia sẻ dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu và nguồn gen giống cây trồng.”
Quy định này đã thể hiện, liệt kê rõ các hoạt động nhằm bảo tồn nguồn gen giống cây trồng. Bên cạnh các hoạt động điều tra thì còn thực hiện hoạt động lưu trữ, xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng. Đây là điều khác biệt so với vật nuôi bởi đặc tính sinh sản của thực vật khi thực phật có thể thực hiện nhân giống bằng cách nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào,… đây chính là điều khác biệt cơ bản dẫn đến hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi không thể thực hiện lưu trữ nguồn gen mà chỉ có thể bảo vệ và duy trì nguồn gen.
3. Quy định về trao đổi nguồn gen giống:
Hiện nay, đối với hoạt động trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm được quy định chi tiết tại Điều 15 Luật Chăn nuôi. Theo quy tắc chung, các hoạt động liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm cũng phải tuân theo quy định tại Luật Chăn nuôi cũng như các quy định chi tiết của cơ quan quản lý là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục đích của hoạt động trao đổi có thể hướng tới nhiều mục đích khác nhau như phục vụ cho hoạt động nghiên cứu hoặc dùng cho việc chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới hoặc dùng cho mục đích để sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sẽ được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
Bên cạnh việc trao đổi trong nước thì còn có hoạt động trao đổi quốc tế. Sự di chuyển qua biên giới của các loài sinh vật lạ, sự xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm công nghệ sinh học, việc đẩy mạnh thương mại các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là sản phẩm của đa dạng gen, việc phân phối bất bình đẳng lợi ích phát sinh từ việc khai thác nguồn gen giữa các quốc gia đã yêu cầu các nước phải họp lại với nhau, bàn bạc và thỏa thuận khuôn khổ pháp luật chung điều chỉnh các vấn đề bảo tồn nguồn gen.
Về cơ bản, các hoạt động trao đổi quốc tế phải tuân theo các quy định chung của Luật Chăn nuôi cũng như các pháp luật liên quan như pháp luật thú y, an toàn thực phẩm, ….. Mục đích của hoạt động trao đổi quốc tế có thể khác nhau như để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo, sản xuất, tạo giống mới.
Các hoạt động trao đổi quốc tế phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các chủ thể khác có thẩm quyền. Quyền tiếp cận nguồn gen phải được sự đồng ý trước của bên ký kết nguồn gen theo nguyên tắc đồng ý thông báo trước trong hoạt động trao đổi nguồn gen. Giữa bên cung cấp và bên tiếp cận nguồn gen phải có sự thương lượng để thống nhất được việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thu được. Quốc gia cung cấp nguồn gen phải là nước xuất xứ nguồn gen (nước sở hữu những tài nguyên gen trong các điều kiện nội vi) hoặc quốc gia có được nguồn gen cung cấp theo con đường hợp pháp phù hợp với các quy định hữu quan. Nguyên tắc này được thực hiện ở mọi cấp liên quan nhất là cấp cộng đồng địa phương nơi có nguồn gen.
Một điều đặc biệt nữa là đối với hoạt động trao đổi quốc tế nguồn gen, pháp luật chăn nuôi đã quy định cụ thể về quyền tác giả đối với nguồn gen đó (Khoản 3 Điều 15 Luật Chăn nuôi năm 2018). Việc công nhận quyền tác giải này và bảo hộ quyền này vô cùng quan trọng đối với mục đích khuyến khích hoạt động nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm giống vật nuôi mới. Quy định tại Khoản 3 đã khẳng định việc bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động trao đổi quốc tế.
Trên cơ sở quyền tiếp cận nguồn gen có thể được điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia, điều kiện thỏa thuận chung giữa các bên, các kết quả nghiên cứu và lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen vì mục đích thương mại hay mục đích khác phải được chia sẻ một cách công bằng, hợp lý. Điều này cũng áp dụng đối với các kết quả và lợi ích thu được từ các kỹ thuật sinh học có được dựa trên cơ sở các nguồn gen.