Đất trồng lúa là một trong những loại đất nông nghiệp theo quy định tại Luật Đất đai 2013. Vậy quy định thời hạn sử dụng và thủ tục gia hạn đất trồng lúa như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quy định thời hạn sử dụng và thủ tục gia hạn đất trồng lúa:
1.1. Quy định thời hạn sử dụng đất trồng lúa:
Đất trồng lúa là thuộc loại đất trồng cây nông nghiệp hằng năm nhưng chỉ được sử dụng để trồng lúa chứ không được trồng loại cây hằng năm khác. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương). Việc sử dụng đất trồng lúa của cá nhân, hộ gia đình sẽ được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê.
Theo quy định tại Điều 126 của Luật Đất đai, thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp là 50 năm, từ đó suy ra thời hạn sử dụng đất trồng lúa được quy định là 50 năm. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp không quá 50 năm, có nghĩa là thời hạn cho thuê đất trồng lúa là không quá 50 năm.
Khi hết thời hạn sử dụng đất, đối với trường hợp giao đất nếu hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì tiếp tục được sử dụng theo thời hạn quy định là 50 năm. Đối với đất được cho thuê, khi hết thời hạn thuê đất, nếu hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì cần được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất. Như vậy, có thể thấy đất trồng lúa là đất nông nghiệp có thời hạn, được Nhà nước giao sử dụng là có thời hạn chứ không phải vô thời hạn. Tuy nhiên, đất trồng lúa trong trường hợp được giao đất để trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ bị thu hồi khi cá nhân, hộ gia đình không còn nhu cầu sử dụng nữa. Còn đất trồng lúa được cho thuê sẽ bị thu hồi nếu không thực hiện đúng thủ tục gia hạn theo quy định.
Người dân cũng cần nắm rõ những quy định này, để khi hết thời hạn vẫn có nhu cầu sử dụng đất thì làm những thủ tục cần thiết. Lưu ý: thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2. Thủ tục gia hạn đất trồng lúa:
Sau khi hết thời hạn sử dụng đất theo quy định mà người sử dụng đất không muốn sử dụng nữa thì có thể trả lại đất cho Nhà nước. Còn nếu muốn tiếp tục sử dụng đất khi đã hết thời hạn thì đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận hoặc nhận quyền sử dụng đất đang sử dụng đất trồng lúa để trồng lúa thì khi đất hết hạn không cần gia hạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng đất, nhưng cần xác nhận việc tiếp tục sử dụng để đảm bảo đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng và tránh những tranh chấp, rủi ro về sau. Còn đối với đất Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc Nhà nước giao, cho thuê đối với các tổ chức thì khi đất hết hạn sử dụng, nếu người sử dụng đất muốn tiếp tục sử dụng thì cần được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất, và thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất.
Quy trình, thủ tục xác nhận lại thời gian sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
– Người có quyền sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai
– Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao trả kết quả đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thủ tục đề nghị gia hạn sử dụng đất trồng lúa sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đơn đăng ký biến động đất đai
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan Tài nguyên Môi trường
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền Tài nguyên môi trường sẽ thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện gia hạn thì sẽ chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai, trình UBND cùng cấp để quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất theo nguyện vọng của người làm hồ sơ.
Người có yêu cầu đóng lệ phí gia hạn, nộp biên lai đã nộp tiền cho cơ quan tài nguyên môi trường.
Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận gia hạn vào Giấy chứng nhận, chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định.
Bước 4: Người nộp hồ sơ nhận kết quả Giấy chứng nhận, hoàn tất thủ tục gia hạn.
Bên cạnh đó, khi đất đã hết hạn thì Nhà nước cũng sẽ tiến hành thu hồi đất nếu thuộc các trường hợp sau:
+ Đất trồng lúa thuộc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
+ Người sử dụng đất vi phạm quy định của
+ Đất trồng lúa hết hạn nhưng người sử dụng không tiến hành gia hạn theo đúng quy định
+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, công cộng
+ Thu hồi đất nếu đất có nguy cơ ô nhiễm, nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi thiên tai khác, ảnh hưởng đến tính mạng con người.
2. Đất trồng lúc có được chuyển nhượng không?
Hiện tại, Luật Đất đai năm 2013 không có quy định cụ thể về việc đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không. Tuy nhiên theo quy định thì điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó là:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Đất không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Bên cạnh đó, đối với đất dùng để trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu chuyển nhượng thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng đất trồng lúa và việc chuyển nhượng đất trồng lúa phải đáp ứng các điều kiện như đã nêu trên.
Cụ thể hơn về những trường hợp không được chuyển nhượng đất trồng lúa đó là:
– Thứ nhất, không đáp ứng được một trong bốn điều kiện chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013
– Thứ hai, bên nhận chuyển nhượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp
– Thứ ba, bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế: theo khoản 2 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân.
Lưu ý: Theo quy định việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nói chung của hộ gia đình, cá nhân cũng được quy định về hạn mức đó là không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất theo quy định. Cụ thể, đối với đất trồng lúa, hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là:
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất;
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất.
3. Đất thừa kế là đất trồng lúa đã hết hạn phải làm sao?
Theo quy định, trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trồng lúa, cho thuê đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật về đất đai, pháp luật về thừa kế. Những điều kiện được thừa kế đất đai quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 đó là đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai, còn trong thời hạn sử dụng, đất không có tranh chấp, không bị kê biên thi hành án.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 thì cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ chỉ thuộc đối tượng không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa chứ hoàn toàn không có quy định về nhận thừa kế hay không. Vì vậy, người không trực tiếp sản xuất đất trồng lúa thì vẫn được hưởng quyền thừa kế đất trồng lúa, trừ trường hợp thuộc vào một trong các đối tượng không được hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Khi đất trồng lúa được Nhà nước cho thuê muốn được thừa kế đất trồng lúa thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất. Sau khi được gia hạn và được xác nhận việc tiếp tục quyền sử dụng đất trồng lúa thì cá nhân có thể thực hiện lập di chúc hoặc nhận thừa kế theo quy định của pháp luật.
Về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đã được nêu rõ ở mục nêu trên.
Về trình tự, thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 79
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân gồm: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng tử, căn cước công dân… của những người được thừa kế
– Tường trình quan hệ nhân thân (liên hệ UBND Phường, xã để xác lập).
– Giấy chứng tử của người chết.
Bước 2: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
– Thực hiện thỏa thuận phân chia di sản ở văn phòng công chứng, văn phòng công chứng sẽ thực hiện niêm yết hồ sơ tại UBND phường, xã nơi có di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày.
– Sau thời hạn niêm yết 15 ngày nếu không có khiếu nại, tố cáo thì văn phòng công chứng sẽ ra
Bước 3: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ chia di sản thừa kế tại UBND Quận, Huyện nơi có di sản thừa kế, cùng với thành phần hồ sơ nêu tại Bước 1 ở trên thì người được thừa kế cung cấp thêm một số giấy tờ sau:
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Sau đó tiến hành nộp thuế, phí theo quy định.
Bước 4: Nhận Kết quả
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế người được thừa kế liên hệ với UBND Quận, Huyện để nhận lại kết quả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ – CP hướng dẫn Luật Đất đai.