Nhìn chung, thực hiện kết luận thanh tra là giai đoạn tiếp theo và tương đối độc lập đối với giai đoạn thanh tra. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chế định theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra?
Mục lục bài viết
- 1 1. Một số nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra:
- 2 2. Quy định về trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra:
- 3 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm gì sau khi công khai kết luận thanh tra?
- 4 4. Trình tự, thủ tục kiểm tra và theo dõi quá trình thực hiện kết luận thanh tra:
1. Một số nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra:
Hiện nay pháp luật đã đặt ra một số nguyên tắc trong quá trình theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của các chủ thể có thẩm quyền. Luật thanh tra đã ghi nhận một số nguyên tắc trong quá trình hoạt động của các chủ thể phải tuân thủ. Các nhà làm luật cho rằng, thực hiện kết luận thanh tra là giai đoạn tiếp theo và tương đối độc lập đối với giai đoạn thanh tra, thực hiện kết luận thanh tra đóng vai trò vô cùng quan trọng, hoạt động này hết sức phức tạp nhằm mục đích hiện thực hóa các nội dung trong kết luận thanh tra trên thực tế, với sự tham gia và phối hợp của rất nhiều chủ thể mang tư cách pháp lý khác nhau, cùng với các mục đích và chế độ cũng như phương pháp hoạt động khác nhau. Do đó cần thiết phải xác lập các nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra. Đây sẽ được coi là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và mang tính ràng buộc đối với các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, có thể kể đến một số nguyên tắc cần phải đáp ứng trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, cụ thể như sau:
– Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra và các chủ thể có liên quan thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình;
– Các chủ thể có thẩm quyền như thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể được xác định là người đứng đầu cơ quan tổ chức quản lý đối tượng thanh tra, thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải có trách nhiệm chỉ đạo, có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trên thực tế;
– Các cơ quan thanh tra nhà nước và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của các chủ thể;
– Các sai phạm phải được phát hiện một cách kịp thời và xác định rõ ràng trong kết luận thanh tra, từ đó xử lý một cách nhanh chóng và nghiêm minh;
– Thường xuyên yêu cầu và kiến nghị trong kết luận thanh tra, tiến hành hoạt động xem xét các kiến nghị đó và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quy định về trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra:
Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm theo dõi và kiểm tra của các chủ thể có thẩm quyền trong việc thực hiện kết luận thanh tra theo đúng quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật thanh tra 2022, kết luận thanh tra được xem là văn bản nhằm mục đích đánh giá và kết luận, từ đó đưa ra các kiến nghị về nội dung đã thanh tra sao cho phù hợp với thực tế, nhìn chung thì văn bản kết luận thanh tra sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ký kết ban hành. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật thanh tra 2022, thì trách nhiệm trong việc theo dõi kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra được ghi nhận cụ thể như sau:
– Trong phạm vi và quyền hạn của mình, thì các chủ thể có thẩm quyền đó là thủ trưởng cơ quan thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc chỉ đạo quá trình theo dõi, kiểm tra và công khai việc thực hiện kết luận thanh tra, tiến hành hoạt động xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh và các hành vi vi phạm pháp luật;
– Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng Chính phủ;
– Thanh tra Bộ và thanh tra Tổng cục, Cục và Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm trong việc theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, thực hiện quyết định xử lý về thanh tra của mình và của chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
– Cơ quan thanh tra tiến hành việc kiểm tra một cách trực tiếp kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra và của các chủ thể có liên quan khác.
Như vậy thì có thể thấy, việc theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện kết luận thanh tra sẽ do thủ trưởng cơ quan thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có thể khái quát lại như sau:
Cụ thể:
– Đối với cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ: Thanh tra Chính phủ theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý;
– Đối với cuộc thanh tra của Bộ: Thanh tra Bộ theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý;
– Đối với cuộc thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục: Thanh tra Tổng cục, Cục theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý;
– Đối với cuộc thanh tra của Thanh tra tỉnh: Thanh tra tỉnh theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý;
– Đối với cuộc thanh tra của Thanh tra sở: Thanh tra Sở theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý;
– Đối với cuộc thanh tra của Thanh tra huyện: Thanh tra huyện theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm gì sau khi công khai kết luận thanh tra?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Luật thanh tra năm 2022 có ghi nhận cụ thể về trách nhiệm của đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, và các chủ thể có liên quan, như sau:
Trong thời hạn 15 ngày được tính kể từ ngày công khai kết luận thanh tra, căn cứ vào nội dung trong kết luận thanh tra của chúng ta có thẩm quyền và văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, cùng với các yêu cầu, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra sẽ có một số trách nhiệm cụ thể sau đây:
– Thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời, thực hiện đúng thời gian và đúng yêu cầu, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật;
– Kịp thời chỉ đạo đối tượng thanh tra tổ chức các hoạt động thực thi pháp luật, thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu và kiến nghị, cùng với quyết định xử lý về thanh tra;
– Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để tiến hành giải quyết các khó khăn và vướng mắc của đối tượng thanh tra trong suốt quá trình tiến hành thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu và kiến nghị, cùng với quyết định xử lý về thanh tra;
– Tiến hành hoạt động kiểm tra việc xây dựng phương án thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra và theo dõi quá trình thực hiện kết luận thanh tra:
Nhìn chung thì trình tự tiến hành hoạt động kiểm tra và theo dõi quá trình thực hiện kết luận thanh tra sẽ trải qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước và Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sẽ ra quyết định kiểm tra, khi xét thấy có một trong các căn cứ sau đây:
– Hết thời hạn phải thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra mà đối tượng đôn đốc không hoàn thành việc thực hiện;
– Đối tượng đôn đốc không thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật;
– Quá trình theo dõi, đôn đốc phát hiện đối tượng theo dõi, đôn đốc có dấu hiệu tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác, cản trở hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Bước 2: Việc kiểm tra sẽ cần phải được tiến hành khi có quyết định kiểm tra của chủ thể có thẩm quyền. Trong quyết định kiểm tra cần phải ghi rõ một số nội dung cơ bản như: Căn cứ ra quyết định, đối tượng, nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra … Chậm nhất theo quy định của pháp luật là 03 ngày được tính kể từ ngày ký, thì quyết định kiểm tra đó phải được gửi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
Bước 3: Người được giao nhiệm vụ kiểm tra sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra kết luận thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày ký quyết định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thanh tra năm 2022;
– Nghị định 43/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra.