Thế nào là tải trọng? Quy định về tải trọng đường giao thông nông thôn. Kiểm soát tải trọng đường giao thông nông thôn. Xử lý vi phạm đối với xe vượt quá tải trọng đường giao thông nông thôn.
Đường giao thông tại nông thôn hiện nay ở một số nơi chưa được nâng cấp và xây dựng hiện đại như đường giao thông tại thành thị. Do đó, khi lưu thông tại nông thôn, yêu cầu về tải trọng của các loại xe lưu thông khắt khe hơn so với lưu thông tại thành thị. Vậy khi lưu thông trên đường giao thông nông thôn, tải trọng được quy định như thế nào? Việc kiểm soát tải trọng đường giao thông nông thôn được quy định như thế nào?
Tổng đài Luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 Đường giao thông nông thôn- Yêu cầu thiết kế do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tải trọng?
Tải trọng và trọng tải là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn nhưng lại là chúng lại có sự khác nhau. Tải trọng là khối lượng hàng hoá thực tế mà phương tiện vận tải đang vận chuyển. Tải trọng chỉ được tính đến khối lượng hàng hoá mà xe đang vận chuyển không tính cả khối lượng xe và người lái xe. Tải trọng xe phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành thì xe mới được phép lưu thông.
2. Quy định về tải trọng đường giao thông nông thôn:
Theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 Đường giao thông nông thôn- Yêu cầu thiết kế do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thì Đường giao thông nông thôn (GTNT) được định nghĩa là các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, ruộng đồng, trang trại, thôn xóm, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, khôi phục sản xuất Nông- lâm- ngư nghiệp và phát triển văn hoá- kinh tế- xã hội của các địa phương.
Pháp luật hiện hành không quy định về tải trọng đường giao thông nông thôn hay thành thị nói riêng mà chỉ quy định về tải trọng giao thông đường bộ nói chung. Theo đó, căn cứ theo Điều 4
– Tải trọng của đường bộ chính là khả năng chịu tải khai thác của đường và cầu để đảm bảo tuổi thọ của công trình theo thiết kế;
– Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế của mặt đường và tình trạng kỹ thuật của đường được xác định trên thực tế. Thiết kế và kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền công bố và được thể hiện thông qua các biển báo giao thông để hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu giao thông đường bộ;
– Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế của cầu và tình trạng kỹ thuật của cầu được xác định trên thực tế. Thiết kế và tình trạng kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền công bố và được thể hiện thông qua các biển bảo giao thông để hạn chế trọng lượng xe qua cầu theo đúng quy định về báo hiệu giao thông đường bộ.
Như vậy, pháp luật không quy định một con số cụ thể về tải trọng lưu thông đường bộ của xe mà tuỳ thuộc vào thiết kế và tình trạng thực tế của tuyến đường lưu thông mà có những biển báo phù hợp. Chẳng hạn như, trên tuyến đường nông thôn có biển báo giới hạn tải trọng 8 tấn thì xe có tải trọng từ 8 tấn trở xuống sẽ được lưu thông, những xe có tải trọng trên 8 tấn sẽ không được lưu thông qua tuyến đường giao thông nông thôn đó.
3. Kiểm soát tải trọng đường giao thông nông thôn:
Tuyến đường nông thôn khi xét về thiết kế và tình trạng kỹ thuật trên thực tế thường có chất lượng không cao so với các tuyến đường giao thông tại thành thị. Do đó việc kiểm soát tải trọng đường giao thông nông thôn cần được nâng cao và chú ý hơn nữa để giảm thiểu tình trạng xe vượt quá tải trọng cho phép. Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện kiểm tra tải trọng xe tại các vùng nông thôn đã phát hiện nhiều xe vi phạm quá tải cho phép. Một số xe đã lưu thông qua nhiều địa phương, nhiều tỉnh thành nhưng không bị xử lý, điều này đặt ra một câu hỏi về lực lượng chức năng có thực sự đã làm đúng trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra tải trọng xe lưu thông hay không? Thêm vào đó, việc chấp hành pháp luật của các chủ cơ sở kinh doanh vận tải còn hạn chế, họ chỉ đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu mà không tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ, không nghĩ đến hậu quả của hành vi vi phạm.
Việc kiểm soát trọng tải đường giao thông nông thôn do mỗi địa phương đặt ra các phương án cụ thể để phù hợp với thực trạng tuyến đường giao thông nông thôn địa phương. Theo đó, một số giải pháp kiểm soát được đặt ra để kiểm soát tải trọng đường giao thông nông thôn cụ thể như sau:
– Áp dụng Điều 12 Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT quy định về cắm biển hạn chế trọng lượng toàn bộ xe. Theo đó, khi áp dụng quy định này, các địa phương cần xem xét về hồ sơ thiết kế đường và xem xét tình trạng thực tế, phân cấp của tuyến đường để cấn nhắc về tải trọng xe phù hợp và treo biển, cắm biển báo giao thông phù hợp. Theo đó, biển báo giao thông về hạn chế tải trọng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Biển báo phải tuân thủ quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ có ký hiệu là QCVN 41/2019/BGTVT có quy định về việc đặt biển báo hạn chế tải trọng. Theo quy định trên thì tuỳ thuộc vào từng tuyến đường, tuỳ cấp độ hiện tại của tuyến đường để đặt biển hạn chế tải trọng trên đường giao thông nông thôn, cụ thể phải đặt biển hạn chế theo đúng quy định sau: Biển P.116, tải trọng đường cấp A là 6 tấn và đường cấp B, cấp C là 2,5 tấn;
– Các Sở, ban, ngành, các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương ở các cấp và lực lượng chức năng có liên quan phải nghiêm túc thực hiện một cách hiệu quả các văn bản, quy định của Trung ương, của cấp tỉnh ban hành về việc kiểm soát tải trọng giao thông nông thôn;
– Cơ quan chức năng, cụ thể là Công an giao thông cần bố trí các tổ tuần tra để kiểm tra, kiểm soát và xử lý các xe vận chuyển cố tình trốn tránh và đối phó với các Trạm kiểm tra tải trọng xe. Tăng cường thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm xe quá khổ, quá tải trên địa bàn nông thôn và mở rộng ra địa bàn toàn địa phương. Xử lý mạnh tay hơn nữa là rút giấy phép kinh doanh, giấy phép lưu thông đối với các chủ doanh nghiệp cố tình vi phạm về tải trọng trong lưu thông.
4. Xử lý vi phạm đối với xe vượt quá tải trọng đường giao thông nông thôn:
Khi vượt quá tải trọng trong giao thông nông thôn nói riêng và giao thông đường bộ nói chung, người điều khiển phương tiện vượt quá tải trọng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại
– Đối với tỷ lệ quá tải từ trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt hành chính mức tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
– Đối với tỷ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị bị xử phạt hành chính mức tiền từ 3.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Đối với tỷ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt hành chính mức tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
– Đối với tỷ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt hành chính mức tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
– Đối với tỷ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt hành chính mức tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Ngoài việc xử lý vi phạm đối với người điều khiển xe thì nghị định số 100/2019/NĐ-CP cũng quy định về việc xử phạt chủ phương tiện, cụ thể theo từng tỷ lệ quá tải:
– Trong trường hợp tỉ lệ quá tải từ trên 10% đến 30% hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
– Trong trường hợp tỉ lệ quá tải từ trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
– Trong trường hợp tỉ lệ quá tải từ trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.
-Trong trường hợp tỉ lệ quá tải từ trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.
– Trong trường hợp tỉ lệ quá tải từ trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.