Hiện nay, để phòng chống hình thức lừa đảo thông qua các cuộc gọi mạo danh, Bộ thông tin và truyền thông đã liên tục gấp rút triển khai hoạt động cấp tên định danh cho các số điện thoại của các đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền, cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động hoặc cố định trong quá trình liên hệ với người dân.
Mục lục bài viết
1. Quy định sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi giả mạo:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay đã đưa ra những quy định về việc sử dụng tên định danh để chống các cuộc gọi giả mạo. Theo đó, kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2023, tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông gọi đến người dân sẽ đều cần thiết phải hiển thị tên định danh với ký tự “BO TTTT”. Và tương tự như vậy, tất cả các cuộc gọi của các doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng đều cũng cần thiết và hiển thị tên định danh của các nhà mạng đó. Quy định này cũng xuất phát từ tình hình thực tế của các loại tội phạm lừa đảo thông qua các cuộc gọi giả mạo hiện nay. Trong thời gian vừa qua, một số đối tượng đã có hành vi sử dụng số thuê bao cố định, các đối tượng có hành vi sử dụng di động giả mạo tự xưng danh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó có thể là Bộ thông tin và truyền thông, Bộ công an, viện kiểm sát, ngân hàng thương mại, các nhà mạng viễn thông … Gọi điện đến số điện thoại cố định và số điện thoại di động của người dân nhằm mục đích thu thập thông tin và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mục đích chính của các đối tượng này khi thực hiện hành vi phạm tội thông thường là để thu thập thông tin nhầm lừa đảo, uy hiếp người dân để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân trái quy định của pháp luật. Hiện tượng này trong xã hội đã và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Để có thể phòng chống hình thức lừa đảo thông qua các cuộc gọi mạo danh theo như phân tích nêu trên, lãnh đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông đã ngay lập tức tổ chức cuộc họp, tiến hành hoạt động chỉ đạo triển khai thủ tục cấp tên định dành cho tất cả các số điện thoại được xác định là số của đường dây nóng thuộc các đơn vị của Bộ thông tin và truyền thông, cấp tên gọi định danh cho tất cả các nhà mạng viễn thông di động và các nhà mạng viễn thông cố định như Viettel, Mobifone, Vinaphone, FPT … Giải pháp này cũng được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp cho người dân nâng cao cảnh giác trước các hình thức và thủ đoạn ngày càng đa dạng, phức tạp của các đối tượng sử dụng để lừa đảo.
Bộ thông tin và truyền thông cho biết, kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2023, số điện thoại được sử dụng để liên hệ cho người dân thuộc đơn vị Bộ thông tin và truyền thông là văn phòng bộ thông tin và truyền thông, Cục báo chí, Cục an ninh mạng, Cục viễn thông và cùng tần số vô tuyến điện đều sẽ hiển thị tên định danh dưới hình thức “BO TTTT”. Và đồng thời, cũng từ giai đoạn ngày 27 tháng 10 năm 2023 thì tất cả các số điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông trong quá trình gọi và cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình cũng đều cần phải hiển thị tên định danh. Ví dụ như Vinaphone là tên của nhà mạng Vinaphone, Viettelcskh là tên của nhà mạng Viettel, Fptshop là tên của nhà mạng FPT, local là tên của nhà mạng ASIM … Tất cả các số điện thoại gọi đến người Dân mà xưng danh là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên, xưng danh là các doanh nghiệp viễn thông tuy nhiên số điện thoại đó không hiển thị tên định danh kèm theo thì đều là số điện thoại giả mạo và có dấu hiệu lừa đảo.
Khi nhận được các cuộc gọi giả mạo, người dân cần phải ngay lập tức có các biện pháp phản ứng kịp thời để bảo vệ quyền lợi của mình. Người dân cần phải nâng cao cảnh giác, cần phải phản ánh tới đầu số tiếp nhận phản ánh của các cuộc gọi rác hoặc các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông, thông qua số điện thoại 156.5656 hoặc phản ánh tới các doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý kịp thời.
Nhìn chung thì có thể nói, trong chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đang được triển khai trên thực tế đó là Bộ thông tin và truyền thông phát động, với mục đích nâng cao nhận thức và nâng cao cảnh giác của người dân thông qua các tình huống bị lừa đảo phổ biến hiện nay, chủ thể có thẩm quyền đó là Cục an toàn thông tin cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu để có thể nhận diện rất nhiều hình thức lừa đảo phổ biến. Đồng thời cung cấp toàn bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh lừa đảo để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng. Dẫu vậy, tình hình lừa đảo trực tuyến vẫn đã và đang diễn ra vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có thêm nhiều giải pháp ngăn chặn và quyết liệt hơn trong quá trình chiến đấu chống tội phạm lừa đảo trên mạng. Biện pháp xử dụng tên định danh để chống các cuộc gọi giả mạo cũng đã và đang được đánh giá là một biện pháp có hiệu quả tối ưu nhất.
2. Cảnh giác với phương thức thủ đoạn cuộc gọi giả mạo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Hiện nay, trước tình trạng giả mạo và lừa đảo số điện thoại của các cơ quan chức năng ngày càng nâng cao, người dân cần phải nhận biết và cảnh giác với các phương thức thủ đoạn lừa đảo này. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và đang tập trung triệt phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, triển khai rất nhiều biện pháp khác nhau để góp phần giữ gìn an toàn lành mạnh trên hệ thống mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên do sự chủ quan và thiếu cảnh giác, thiếu đề phòng của một số không nhỏ doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, đã khiến cho các đối tượng phạm tội lợi dụng sơ hở đó để dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ công an hiện nay đã cảnh báo thủ đoạn giả danh, giả mạo các cán bộ, các cơ quan công quyền, các cơ quan tư pháp Thông qua các cuộc gọi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này thông thường sẽ có những đặc điểm chung như sau:
– Sử dụng hình thức công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt với số điện thoại đã công khai của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an, viện kiểm sát để có thể gọi điện cho bị hại, thông báo với người dân về vấn đề họ đang bị kiện bị một khoản nợ bất kỳ nào đó hoặc có liên quan trực tiếp đến một vụ án, liên quan trực tiếp đến chuyên án đã được cơ quan công an thực hiện thủ tục điều tra, xác minh và có lệnh bắt giữ của viện kiểm sát nhân dân;
– Yêu cầu người dân kê khai tài sản phải kê khai số tiền mặt hiện có trong tài khoản, số tiền gửi trong tất cả các tài khoản ngân hàng;
– Các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt giữ và bắt giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền, cần phải ngay lập tức đọc mã tin nhắn để chúng thực hiện hoạt động chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với mục đích là để xác minh và điều tra tội phạm.
Bên cạnh đó, ngoài những thủ đoạn nêu trên, một số đặc điểm khác của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng mà người dân có thể dễ dàng nhận biết đó là: Các đối tượng sẽ yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất cứ ai với bất kỳ mục đích gì nhằm mục tiêu để bị hại không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không thể trình báo cho các cơ quan công an về sự việc đang diễn ra. Mặc dù nhiều bị hại không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa của các đối tượng lừa đảo dẫn đến tâm lý lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết rằng mình đang bị lừa đảo.
Qua công tác nắm bắt tình hình, số lượng bị hại đối với các vụ án lừa đảo bằng hình thức giả mạo số điện thoại của các cơ quan công quyền diễn ra vô cùng nhiều. Hầu hết là do họ thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm, người dân chưa có kiến thức về bảo mật thông tin, cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự. Khi vụ việc xảy ra, nạn nhân không biết thông tin của đối tượng, không hiểu lý do tại sao mình lại mất tiền trong tài khoản, mang trong mình trạng thái lo sợ bị mất uy tín cho nên đã không mạnh dạn trình báo với cơ quan có thẩm quyền, gây khó khăn trong công tác điều tra và xử lý.
3. Nội dung khuyến cáo tránh thủ đoạn lừa đảo dưới hình thức cuộc gọi giả mạo:
Trước thực trạng các đối tượng phạm tội hiện nay sử dụng thủ đoạn lừa đảo dưới hình thức giả mạo cuộc gọi, các quan nhà nước có thẩm quyền đã đưa ra một số khuyến cáo như sau:
– Người dân cần phải chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè về các phương thức và thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo;
– Không được cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân, số điện thoại cá nhân, số giấy tờ tùy thân, địa chỉ nhà, số tài khoản ngân hàng, mã điện thoại cho bất kỳ một người nào không quen biết hoặc chưa rõ lai lịch;
– Khi nhận được các cuộc điện thoại có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần phải bình tĩnh và nhanh chóng liên hệ với người thân, liên hệ với bạn bè, liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được tư vấn;
– Trong trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần phải ngay lập tức kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất, trong trường hợp đã có hậu quả xảy ra thì cần phải thực hiện thủ tục tố cáo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, để có thể được tiếp nhận đơn và hướng dẫn giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).