Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp thực hiện một hoạt động, một số hoạt động hoặc tất cả các hoạt động của ngân hàng. Tổ chức tín dụng gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì vấn đề sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sửa đổi tại Thông tư 36/2015/TT-NHNN), có quy định về nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng. Theo đó, trong quá trình thực hiện thủ tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
-
Nguyên tắc thỏa thuận: Theo đó, các tổ chức tín dụng trong quá trình tham gia vào hoạt động sáp nhập, mua bán, hợp nhất cần phải thỏa thuận giải quyết về các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
-
Nguyên tắc bảo vệ khách hàng: Theo đó, các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động sáp nhập, mua bán, hợp nhất cần phải bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng, đặc biệt là không ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền tại từng tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình sáp nhập, mua bán và hợp nhất;
-
Nguyên tắc bảo mật thông tin: Theo đó, thành viên trong Ban kiểm soát, thành viên trong Hội đồng quản trị, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến các tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua bán cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo mật thông tin để các tổ chức tín dụng này được hoạt động ổn định trước khi Đề án sáp nhập, mua lại, hợp nhất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua;
-
Nguyên tắc cung cấp thông tin: Theo đó, trong quá trình tiến hành hoạt động liên quan đến hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng, Hội đồng quản trị của các tổ chức tín dụng cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực, thống nhất, chính xác cho các chủ sở hữu của tất cả các bên tham gia vào hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất và các tổ chức khác có liên quan. Trong quá trình thông báo cần phải nêu rõ thông tin liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua bán tổ chức tín dụng, trong đó có tình hình tài chính của tổ chức tín dụng phải tổ chức hoạt động của từng tổ chức tín dụng. Đồng thời, thành phần hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, quảng cáo của các tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình hợp nhất, sáp nhập, mua bán bắt buộc phải đảm bảo nguyên tắc cẩn trọng và chính xác;
-
Nguyên tắc ra quyết định sáp nhập, hợp nhất và mua lại: Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động sáp nhập, mua bán, hợp nhất ra quyết định thông báo về việc hợp nhất, sáp nhập, mua lại theo điều kiện, thể thức và biểu quyết phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Riêng đối với những vấn đề có liên quan đến tổ chức hợp nhất, điều kiện tiến hành, thể thức họp và biểu quyết thông qua các quyết định do các tổ chức tín dụng bị hợp nhất thỏa thuận, và được nêu cụ thể tại Đề án hợp nhất và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư
-
Hình thức sáp nhập tổ chức tín dụng đối với các trường hợp: Ngân hàng, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng hợp tác sáp nhập vào cùng một ngân hàng; công ty tài chính sáp nhập vào cùng một công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thực hiện thủ tục sáp nhập vào một công ty cho thuê tài chính khác;
-
Hình thức hợp nhất tổ chức tín dụng đối với các trường hợp: Ngân hàng được thực hiện thủ tục hợp nhất với ngân hàng, công ty tài chính, với các tổ chức tín dụng khác để trở thành một ngân hàng; các công ty tài chính có thể thực hiện thủ tục hợp nhất thành một công ty tài chính mới; các công ty cho thuê tài chính có thể thực hiện thủ tục hợp nhất thành một công ty cho thuê tài chính mới;
-
Hình thức mua lại tổ chức tín dụng đối với các trường hợp: Một ngân hàng có thể thực hiện thủ tục mua lại công ty tài chính hoặc mua lại công ty cho thuê tài chính; một công ty tài chính có thể thực hiện thủ tục mua lại công ty cho thuê tài chính khác.
3. Tư vấn sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư
-
Là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng vào lĩnh vực tài chính;
-
Không đồng thời tư vấn cho các tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình hợp nhất, mua bán hoặc sáp nhập;
-
Được thành viên trong hội đồng quản trị của các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua bán xác nhận không có quan hệ tài chính, minh bạch rõ ràng, không xung đột về lợi ích với các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động sáp nhập, mua bán hoặc hợp nhất.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sửa đổi tại Thông tư 36/2015/TT-NHNN), có quy định về vấn đề bố cáo sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng. Theo đó:
-
Các tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình hợp nhất, mua bán, sáp nhập theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sửa đổi tại Thông tư 36/2015/TT-NHNN) thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo ít nhất trên 03 số báo liên tiếp. Quá trình đăng bố cáo cần phải được thể hiện bằng văn bản, báo đăng phải là báo giấy, có số phát hành hằng ngày và phát hành trên phạm vi toàn quốc. Trong thời gian đăng báo, bố cáo bắt buộc phải được niêm yết tại trụ sở chính và niêm yết tại tất cả các chi nhánh, sở giao dịch của các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động sáp nhập, mua bán, hợp nhất; đồng thời cần phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của các tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình hợp nhất, sáp nhập, mua bán, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Hiệp hội ngân hàng;
-
Bố cáo cần phải đảm bảo các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sửa đổi tại Thông tư 36/2015/TT-NHNN);
-
Các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua bán sẽ được quyền đăng chung bố cáo trên báo giấy;
-
Hợp đồng mua bán, sáp nhập, hợp nhất bắt buộc phải được gửi đến các chủ nợ, đồng thời cần phải được thông báo cho người lao động biết trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày được Thống đốc ngân hàng chấp thuận.
THAM KHẢO THÊM: