Rút ngắn thời gian thử thách là gì? Rút ngắn thời gian thử thách tiếng anh là gì? Quy định rút ngắn thời gian thử thách đối với người hưởng án treo?
Khi phạm nhân bị Toàn án tuyên là phạm tội theo bản án thì bị chịu hình phạt tù hay được hưởng án treo. Phạm nhân được hưởng án treo đối với việc phạm tội ở mức ít nghiệm trọng và chỉ cần về địa phương và cải tạo tốt và có nhân thân tốt và đặc biệt là có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà tình tiết giảm nhẹ phải từ 2 tình tiết trở lên, và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát.
Luật sư tư vấn luật hình sự và giải quyết vụ án hình sự: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án 2019
1. Án treo là gì?
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Ngoài ra án treo còn được biết đến là chế định pháp lý hình sự liên quan đến việc chấp hành hình phạt. Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt và đặc biệt là có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà tình tiết giảm nhẹ phải từ 2 tình tiết trở lên, và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại.
2. Án treo tiếng anh là gì?
Ân treo tiếng anh là: “suspended sentence”
3. Quy định rút ngắn thời gian thử thách đối với người hưởng án treo
3.1. Điều kiện được Tòa án rút ngắn thời gian thử thách
Theo quy định của pháp luật thì người được hưởng án treo có thể được Tòa án rút ngắn thời gian thử thách khi có các điều kiện như sau:
Một là, đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách của án treo,
Hai là, có nhiều tiến bộ được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Ba là, người được hưởng án treo 01 năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm, được rút ngắn thử thách nhiều lần nhưng phải đảm bảo thực tế chấp hành thời gian thử thách là 3/4 thời gian Tòa án đã tuyên.
Bốn là, trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ điều kiện nêu trên thì có thể được Tòa án quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
3.2. một số quy định về xét rút ngắn thời gian thử thách án treo như sau:
Theo pháp luật hiện hành, người được hưởng án treo có thể được Tòa án xem xét rút ngắn thời gian thử thách án treo, thì việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo được thực hiện theo quy định tại Điều 65
Thứ nhất, về hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách án treo.
Theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì Tòa án căn cứ vào thông tin và các tài liệu có tại hồ sơ do Cơ quan thi hành án hình sự cung cấp như Bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án treo, văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách án treo của cơ quan thi hành án hình sự, nhận xét của cơ quan đơn vị được giao giám sát giáo dục, kết quả thực hiện các khoản án phí và bồi thường thiệt hại…để xem xét, quyết định mức rút ngắn thời gian thời gian thử thách án treo khách quan, toàn diện, chính xác, đảm bảo công bằng, bình đẳng. Tuy nhiên, tại Điều 90 Luật thi hành án hình sự năm 2019 lại quy định: “Hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bao gồm:
-Đơn đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo;
-Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét rút ngắn thời gian thử thách từ lần thứ hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án treo…
Bởi lẽ, để quyết định mức rút ngắn thời gian thử thách án treo phù hợp đối với người chấp hành án, Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách án treo ngoài việc căn cứ vào nhận xét của cơ quan và đơn vị được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án còn phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, sự tiến bộ của người chấp hành án treo trong thời gian thử thách và các đặc điểm nhân thân khác. Còn đối với những người chấp hành thời gian thử thách tại các cơ quan, đơn vị từ nơi khác chuyển đến mà được đề nghị xét rút ngắn, mặc dù đã được Tòa án khác ra quyết định xét rút ngắn thời gian thử thách lần thứ nhất, nhưng việc chỉ cung cấp quyết định thi hành án của người bị kết án thì cán bộ nghiên cứu, Hội đồng xét rút ngắn sẽ khó khăn trong việc đánh giá tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân, bởi vì các thông tin chỉ bản án mới thể hiện rõ nhất.
Thứ hai, trường hợp người được hưởng án treo là người dân phạm tội bị Tòa án quân sự Khu vực xét xử. Thẩm quyền xét rút ngắn thời gian thử thách án treo là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú hay Tòa án quân sự Khu vực đã xét xử vụ án, cho hưởng án treo. Vấn đề này các Tòa án lại có những cách hiểu khác nhau.
Căn cứ Điều 65 Bộ luật hình sự (sửa đổi bổ sung năm 2017), Điều 90 Luật thi hành án hình sự 2019, Điều 6 Thông tư liên tịch số 08/2012/TLTT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/08/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về xét rút ngắn thời gian thử thách án treo; Điều 9 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo thì thẩm quyền xét rút ngắn thời gian thử thách án treo cho Lê Minh P thuộc về Tòa án nhân dân quận K, thành phố N nơi P đang cư trú.
Căn cứ Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017); Điều 90 Luật Thi hành án hình sự năm 2019; Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo thì Tòa án quân sự khu vực X Quân khu Y đã xét xử vụ án, cho P được hưởng án treo mới có thẩm quyền xem xét, rút ngắn thời gian thử thách án treo cho Lê Minh P, chứ không phải Tòa án nhân dân quận K, thành phố N nơi P đang cư trú.
Thực tiễn công tác xét giảm thời gian thử thách án treo cho thấy còn có vướng mắc, cách hiểu khác nhau giữa các Tòa án về thẩm quyền xét, quyết định rút ngắn án treo trường hợp người được hưởng án treo là người dân phạm tội bị Tòa án quân sự xét xử, cho hưởng án treo.
Thứ ba, thẩm quyền của Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách án treo.
Khoản 5 Điều 6 Thông tư liên tịch số 08/2012 và khoản 4 Điều 9 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định: Hội đồng xét rút ngắn thời gian thử thách án treo có quyền chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị của Cơ quan thi hành án hình sự …về rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
Đây là quy định làm hạn chế quyền của Hội đồng, không phù hợp với vị trí vai trò là cơ quan có quyền phán quyết, quyết định cuối cùng đối với việc xét rút ngắn thời gian thử thách cho người đang chấp hành án treo. Bởi lẽ, trên thực tế có nhiều trường hợp, qua xem xét, đánh giá toàn diện các yếu tố, sự tiến bộ của người chấp hành án trong thời gian thử thách qua việc kiểm sát án treo của Viện kiểm sát cùng cấp, thấy rằng người đang chấp hành án có đủ điều kiện được hưởng mức cao hơn mức đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự mà Hội đồng xét rút ngắn không thể tăng mức rút ngắn đối với người đang chấp hành án treo. Chính quy định này đã tạo nên những khó khăn nhất định cho Hội đồng xét rút ngắn và quyết định của Hội đồng sẽ không đạt mục đích, hiệu quả, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người đang chấp hành án.
Thứ tư, công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ xét rút ngắn thời gian thử thách án treo.
Mặc dù công tác xét rút ngắn thời gian thử thách án treo được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự…Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hầu như trong hệ thống quy phạm pháp luật đó, quyền hạn của Tòa án, liên quan đến công tác kiểm tra, thẩm định, đánh giá hoạt động xét duyệt, thẩm định, nghiên cứu hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách án treo cho người chấp hành án.
Để tránh tình trạng thiếu công bằng, không khách quan trong công tác xét rút ngắn thời gian thử thách án treo, pháp luật cần quy định chặt chẽ cơ chế phối hợp, thẩm định, kiểm tra chất lượng, hiệu quả trước và sau xét rút ngắn thời gian thử thách án treo giữa các cơ quan có liên quan như Viện Kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự.
-Theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách án treo: “Đối với trường hợp người được hưởng án treo từ các cơ quan, đơn vị đã được xét rút ngắn thời gian thử thách một lần và chuyển đến Tòa án khác đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách thì cơ quan, đơn vị được giao giám sát giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự phải cung cấp bản sao bản án”.
-Cơ quan nghiệp vụ cấp trên cần có hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền xét và quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo trường hợp người được hưởng án treo là dân thường phạm tội bị Tòa án quân sự xét xử, cho hưởng án treo giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát, giáo dục và Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện quản lý, thi hành; tránh để kéo dài thời gian xét rút ngắn thời gian thử thách án treo ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được hưởng án treo.