Khi tham gia một số công việc người lao động cần có điều kiện đó là đã được đánh giá về kỹ năng nghề, vì vậy dẫn đến việc thành lập tổ chức đánh giá kỹ năng nghề. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền, nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
1.1. Quy định quyền của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có các quyền sau đây:
– Theo yêu cầu của người lao động, được phép tổ chức cho thi thử:
+ Các bài kiểm tra kiến thức;
+ Bài kiểm tra thực hành đã được sử dụng tại các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trước đó.
– Được liên kết với các tổ chức khác để bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Được thu tiền theo giá thị trường đối với việc cho thuê dụng cụ, thiết bị và tiền mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu cung cấp cho người tham dự sử dụng khi thực hiện bài thi.
– Được tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định.
1.2. Quy định nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có các nghĩa vụ sau đây:
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;
– Cung cấp thông tin về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử riêng của tổ chức và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp;
– Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động;
– Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tương ứng với số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề;
– Thành lập các ban giám khảo và tạo điều kiện cho ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ đánh giá kỹ năng nghề;
– Bảo đảm an toàn và kịp thời xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc bằng việc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan;
– Người tham dự có nhu cầu mượn hoặc thuê dụng cụ thì phải cung cấp dụng cụ, thiết bị được sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra và công khai mức giá thuê;
– Bằng các hình thức như chuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp giao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan có thẩm quyền cho người tham dự đạt yêu cầu;
– Lưu giữ hồ sơ tham dự và kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
– Chấp hành và thực hiện việc báo cáo: định kỳ 06 tháng/ lần và hằng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ khác mà luật liên quan có quy định.
2. Các điều kiện để hoạt động tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
– Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề là:
+ Tổ chức hoạt động có điều kiện;
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nếu đáp ứng đủ các điều kiện;
+ Là một tổ chức độc lập nên được thu phí đánh giá kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề muốn hoạt động thì phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật bao gồm các điều kiện như:
+ Về nhân lực trực tiếp tham gia đánh giá kỹ năng nghề;
+ Về cơ sở, vật chất tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, trang thiết bị giám sát, trang thông tin riêng của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.
Các điều kiện này được phân tích cụ thể sau đây:
– Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm:
+ Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải có phòng chuyên môn, kỹ thuật, đáp ứng được các điều kiện về có nhà, xưởng, mặt bằng.
+ Phải trang bị đầy đủ những phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm phục vụ cho hoạt động đánh giá kỹ năng nghề.
Các cơ sở vật chất, trang thiết bị này được quy định theo danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó cơ sở vật chất, trang thiết bị phải bảo đảm:
+ Tương ứng với số lượng người tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong một đợt kiểm tra kiến thức kiến thức chuyên môn, kỹ thuật hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành công việc
+ Quy trình an toàn, vệ sinh lao động ở một bậc kỹ năng của mỗi nghề. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải dự trù số người tham dự để bố trí phù hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị.
– Điều kiện về hệ thống thiết bị quan sát, giám sát bằng hình ảnh, âm thanh được kết nối với mạng internet:
Mục đích của việc lắp đặt hệ thống thiết bị quan sát, giám sát bằng hình ảnh, âm thanh được kết nối với mạng internet nhằm đảm bảo cho việc:
+ Quan sát, theo dõi, giám sát tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện việc kiểm tra kiến thức và kiểm tra thực hành công việc.
+ Đảm bảo quy trình an toàn, vệ sinh lao động của người tham dự.
Hệ thống này vừa giúp tổ chức đánh giá kỹ năng nghề giám sát người tham dự và người thực hiện đánh giá kỹ năng nghề, ngược lại cũng giúp người lao động tham dự đánh giá kỹ năng nghề được đảm bảo các quyền lợi tối thiểu về an toàn, vệ sinh. Hướng tới một kỳ đánh giá nghề được bảo đảm công bằng.
– Điều kiện về trang thông tin điện tử riêng:
Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải có trang thông tin điện tử riêng để giúp cho người lao động chủ động theo dõi các thông tin để đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trực tuyến, đồng thời theo dõi được kết quả đánh giá.
+ Điều kiện về nhân lực trực tiếp thực hiện đánh giá kỹ năng nghề
Các điều kiện về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự bao gồm ít nhất 01 người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề. Về năng lực, có thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia. Các điều kiện để được cấp thẻ được quy định cụ thể, hơn nữa đánh giá viên phải có bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận (bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5, bậc 6).
Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận của tổ chức;
+ Bản sao quyết định thành lập tổ chức đó do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện phân tích ở trên.
– Trình tự, thủ tục:
Tổ chức có nhu cầu cấp giấy chứng nhận gửi hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
+ Gửi trực tiếp;
+ Gửi qua đường bưu điện;
1 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận. Trên Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phải ghi cụ thể tên nghề và các bậc trình độ kỹ năng của từng nghề được thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Nếu không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề:
Theo quy định nếu người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề. Tham dự ở các bậc tiếp theo: bậc 2, bậc 3, bậc 4….phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Danh mục những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng hành nghề đó là những công việc mà ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng bao gồm:
+ Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.
– Việc đề xuất, thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc vào danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Lựa chọn các công việc theo quy định để từng bước đưa vào danh mục theo lộ trình nhằm:
++ Bảo đảm việc thực hiện được khả thi
++ Hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến người lao động, người sử dụng lao động và xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội.
– Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định cụ thể. Một số ngành nghề như: Khai khoáng, Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị, Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sắt, Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan….
Các văn bản sử dụng trong bài viết:
–