Các quyền sở hữu công nghiệp hiện đang là một trong những quyền quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với các tổ chức hay các cá nhân đã đăng ký sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu, kiểu sáng công nghiệp hay sáng chế gọi chung là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Mục lục bài viết
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp:
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được hiểu cơ bản là những tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Cụ thể:
– Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
Như vậy, ta nhận thấy chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
– Chủ sở hữu nhãn hiệu là các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Cần lưu ý trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung sẽ thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự và quy định khác có liên quan.
– Chủ sở hữu tên thương mại là các tổ chức hay các cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
– Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là các tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên tham gia có thoả thuận khác.
– Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý:
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật sẽ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Bên cạnh đó thì các chủ sở hữu của những đối tượng sở hữu công nghiệp còn là người được chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc thông qua nhận di sản thừa kế.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam ta nhận thấy, có thể chia thành hai nhóm dựa trên căn cứ về trình tự xác lập quyền đó là các đối tượng được xác lập dựa trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, thiết kế bố trí mạch tích hợp và các đối tượng được xác lập tự động dựa trên thực tế khai thác và sử dụng chúng.
Với nhóm thứ nhất, chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp chính là chủ của các văn bằng bảo hộ, là những người đứng tên là chủ sở hữu của các loại giấy chứng nhận đăng kí quyền sở hữu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật. Đối với nhóm thứ hai thì chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp là những người đang thực tế sử dụng, khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp và trong trường hợp khi có tranh chấp xảy ra thì họ phải chứng minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ cạnh tranh.
2. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp:
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền sau đây:
– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền được định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
Trong trường hợp các chủ thể là người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích để thương mại và người đó theo quy định pháp luật sẽ không có quyền sử dụng trước thì các chủ thể là người nộp đơn có quyền
Đối với những thiết kế bố trí đã được các chủ thể là người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu các chủ thể là người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó theo quy định của pháp luật sẽ có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để các chủ thể đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong trường hợp đã được thông báo mà các chủ thể là người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng do pháp luật quy định.
– Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp:
Theo Khoản 4, Điều 40
+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ.
+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
+ Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.
+ Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Các chỉ dẫn thương mại đã được đề cập ở trên được hiểu là các dấu hiệu, thông tin nhằm mục đích để hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại theo quy định pháp luật hiện hành sẽ bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.
3. Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp:
Về nguyên tắc, các quyền lợi của chủ sở hữu đối với sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ tuyệt đối trong thời gian còn hiệu lực bảo hộ. Chủ sở hữu có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy định hạn chế các quyền nêu trên của chủ sở hữu xuất phát từ những lý do nhất định. Việc hạn chế quyền này có thể kéo theo các hướng như sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp vẫn thực hiện các quyền của mình nhưng lại không được hoàn toàn tự do ý chí, họ phải thực hiện quyền đó theo mệnh lệnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, các chủ thể trong những trường hợp nhất định pháp luật cho phép được tự ý sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc quyền của người khác mà không cần phải xin phép hay trả thù lao.
Trường hợp chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ sở hữu sang chế phải chuyển quyền sử dụng cho một người khác mà bản than chủ sở hữu không muốn hay còn được gọi là chủ sở hữu thực hiện một hợp đồng sử dụng sang chế bắt buộc. Hợp đồng bắt buộc này chỉ được áp dụng nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Đối với người nắm độc quyền sử dụng sang chế:
Người nắm độc quyền sử dụng sang chế không thực hiện nghĩa vụ sang chế sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sang chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền sang chế để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh.
Từ chối không ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù người có nhu cầu sử dụng đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại hợp lý.
– Đối với người được chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc.
Việc sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm các mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chữa bệnh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân.
Là người có nhu cầu và năng lực để sử dụng sang chế.
Không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và điều kiện thương mại hợp lý.
Người nắm độc quyền sử dụng sang chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định củ pháp luật về cạnh tranh.
Trường hợp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu:
– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí nhằm phục vụ nhu càu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại.
– Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được cấp phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.
– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trong lãnh thổ Việt Nam.
– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước khi đưa ra thị trường.