Trong quá trình hoạt động của của công ty cổ phần, có nhiều loại quỹ như: quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển; quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên với mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp được chú ý quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần:
– Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.
– Đặc điểm:
+ Về thành viên công ty: trong quá trình hoạt động phải có ít nhất 3 thành viên, có thể là tổ chức, cá nhân; không hạn chế số lượng tối đa.
+ Vốn điều lệ của công ty: Được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Gía trị mỗi cổ phần là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.
+ Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: phần vốn góp của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng. (Trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 3 năm kể từ khi thành lập công ty; Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần).
+ Về chế độ trách nhiệm: công ty phải có trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của công ty; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
– Cơ cấu quản lý của công ty Cổ phần:
+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, cơ quan này không hoạt động thường xuyên.
+ Hội đồng quản trị có tối thiểu 3 thành viên, tối đa 11 thành viên. Có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm giám đốc; điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao; nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ngoài ra, công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát (bao gồm 3 đến 5 thành viên, có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là vấn đề tài chính; Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế).
2. Tìm hiểu chung về quỹ đầu tư phát triển:
– Qũy đầu tư được gọi là quỹ được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
– Quỹ đầu tư phát triển hết sức cần thiết trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Mỗi năm, lợi nhuận của công ty luôn trích một phần để nhập vào quỹ đầu tư phát triển đảm bảo nguồn vốn khi doanh nghiệp cần để đầu tư, tùy thuộc vào mục đích của từng công ty mà thực hiện việc trích lợi nhuận phù hợp với chiến lược phát triển.
– Nguồn vốn của quỹ đầu tư bao gồm:
+ Vốn có sẵn của công ty.
+ Vôn huy động: từ việc phát hành chứng khoán, phát hành cổ phiếu; vay vốn từ các ngân hàng thương mại; liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác.
– Nguyên tắc hoạt động của quỹ:
+ Không được sử dụng quỹ này để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay những trách nhiệm khác của doanh nghiệp.
+ Việc thực hiện quỹ phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng với cá quy định của pháp luật.
3. Chức năng của quỹ đầu tư phát triển:
– Thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp.
– Bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
– Đổi mới, thay thế hoàn chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
– Huy động vốn từ các tổ, chức, cá nhân, doanh nghiệp khác.
– Sử dụng cho các phương án nghiên cứu chiến lược xây dựng và phát triển công ty.
– Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung của Tổng công ty.
– Kinh phí để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân viên trong doanh nghiệp
4. Vấn đề hạch toán của quỹ:
Hạch toán là việc thực hiện quản lý thông qua quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép với mục nhằm quản lý các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ hơn. Hạch toán của quỹ đầu tư phát triển được thể hiện qua tài khoản 414.
4.1. Về kết cấu và nội dung:
– Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp (quá trình thực hiện và sử dụng quỹ được thực hiện vào mục đích nào? Mức sử dụng?).
– Bên Có: Quỹ đầu tư phát triển tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế (tùy vào tình hình các năm cũng như khả năng phát triển các dự án sử dụng quỹ đạt, mang lại lợi nhuận bao nhiêu? Tức là lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản lãi cho các bên góp vốn liên kết (nếu có) và khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn).
– Số dư bên Có: Số quỹ đầu tư phát triển hiện có (sau khi đã sử dụng quỹ vào các mục đích đầu tư, bổ sung vốn, .v.v..).
4.2. Về phương pháp hạch toán:
– Trường hợp công ty cổ phần bổ sung vốn điều lệ từ quỹ đầu tư phát triển:
+ Quỹ đầu tư phát triển: Bên nợ TK 414.
+ Vốn góp của chủ sở hữu: Bên có TK 4111.
– Trường hợp số dư quỹ dự phòng tài chính hiện có tại doanh nghiệp được kết chuyển sang quỹ đầu tư phát triển:
+ Quỹ dự phòng tài chính: Bên nợ TK 415.
+ Quỹ đầu tư phát triển: Bên có TK 414.
– Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu từ quỹ:
+ Quỹ đầu tư phát triển: Bên Nợ TK 414.
+ Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá): Bên có TK 4111.
+ Thặng dư vốn cổ phần (phần chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá, nếu có): Bên có TK 4112 .
– Trường hợp xác định số quỹ đầu tư phát triển được trích, kế toán tính số được trích thêm (cuối năm):
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Bên nợ TK 421.
+ Quỹ đầu tư phát triển: Bên có TK 414 .
– Trường hợp tạm trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (trong kỳ):
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Bên nợ TK 421.
+ Quỹ đầu tư phát triển: Bên có TK 414.
4.3. Nguyên tắc tiến hành hạch toán:
– Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
– Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp (Tùy theo chiến lược mỗi công ty).
– Việc trích và sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải tuân theo chính sách tài chính hiện hành của quyết định của chủ sở hữu và vốn của công ty.
– Công ty không tiếp tục trích Quỹ dự phòng tài chính. Chủ sở hữu công ty ra quyết định chuyển số dư Quỹ dự phòng tài chính vào Quỹ đầu tư phát triển.
5. Phân bố lợi nhuận:
– Dựa vào phố bố lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước, mà công ty cổ phần có thể áp dụng.
– Các phần lợi nhuận sau khi bù đắp lỗ năm trước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân bố theo thứ tự sau:
+ Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).
+ Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định.
+ Lợi nhuận còn lại sau khi trừ hai phần lợi nhuận trên được phân phối lần lượt là: Trích quỹ đặc thù theo quyết định của công ty; Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty; Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp; Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên).
*Lưu ý: Công ty Cổ phần được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên nếu lợi nhuận không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên và số lợi nhuận của đầu tư phát triển vẫn còn lại.
6. Nội dung quản lý quỹ:
– Phải xây dựng, ban hành Quy chế quản lý sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật để áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp.
– Chủ động thực hiện tạm trích các quỹ trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có lãi và đã nộp thuế thu nhập.
– Việc sử dụng phải đúng mục đích, đối tượng, đó là quỹ được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư.
–
– Thông tư