Quy định phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong đấu thầu. Quy trình chi tiết, điều kiện áp dụng, các trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ?
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong đấu thầu được quy định tại
1. Quy trình chi tiết của phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Quy trình chi tiết của phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong đấu thầu được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Thứ nhất: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
– Lập hồ sơ mời thầu;
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Thứ hai: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
– Mời thầu;
– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
– Mở thầu.
Thứ ba: Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
– Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
– Xếp hạng nhà thầu.
Thứ tư: Thương thảo hợp đồng.
Thứ năm: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thứ sáu: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Trong 4 phương thức lựa chọn nhà thầu áp dụng tương ứng với quy mô, tính chất các gói thầu khác nhau là một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Đối với trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
2. Phân biệt một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Điều 28, Điều 29, Điều 31 Luật đấu thầu năm 2013 quy định về các trường hợp áp dụng phương pháp lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một hồ sơ, một giai đoạn hai hồ sơ, hai giai đoạn hai hồ sơ như sau:
Thứ nhất, các trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:
– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
– Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
– Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
– Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật trong hoạt động đấu thầu: 1900.6568
– Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Thứ hai, các trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:
– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
– Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Thứ ba, trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào công ty luật Dương Gia, chúng tôi là đại diện chủ đầu tư thực hiện 1 gói thầu theo hình thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, thời gian lựa chọn nhà thầu là quý II năm 2016, nên khi lựa chọn nhà thầu chúng tôi áp dụng Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 để lập báo cáo đánh giá HSDT;
Câu hỏi thứ I: Quá trình trình thẩm định phải chia thành hai lần, lần thứ nhất là thẩm định và phê duyệt kết quả hồ sơ đề xuất về kỹ thuật? và khi chỉ có một nhà thầu đạt yêu cầu kỹ thuật, thì không cần xếp hạng nhà thầu; Chúng tôi làm như vậy có đúng luật quy định không?
Câu hỏi thứ II: Sau khi rà soát lại quá trình lựa chọn nhà thầu, thì chúng tôi phát hiện từ trước đến nay quá trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rải, một giai đoạn 1 túi hồ sơ thường có bước phê duyệt hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu kỹ thuật, rồi khi chỉ có 1 nhà thầu đạt yêu cầu, và vượt qua bước đánh giá tài chính, vẫn xếp hạng nhà thầu, như vậy có dư thừa và kéo dài thời gian quá trình lựa chọn nhà thầu hay không;
Chúng tôi muốn hỏi, đối với lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, hình thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, thì chỉ cần báo cáo đánh giá HSDT, và thương thảo hợp đồng, là có thể ra kết quả đấu thầu được không, hay vẫn phải phê duyệt HSDT đạt yêu cầu kỹ thuật, rồi xếp hạng, thương thảo HĐ, rồi ra kết quả? Kính mong nhận được phản hồi từ phía công ty Luật.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Phương thức lựa chon nhà thầu, nhà đầu tư một giai đoạn hai túi hồ sơ tại Điều 21 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
b) Lập hồ sơ mời thầu;
c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
d) Xếp hạng nhà thầu.
5. Thương thảo hợp đồng.
6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.”
Theo khoản 3 Điều 29 Luật đấu thấu năm 2013:
“Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.”
Chỉ những nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về hồ sơ kỹ thuật mới được chọn để mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính. Bên cạnh đó, để xem xét trong quá trình lựa chọn nhà thầu có cần thiết thực hiện thủ tục xếp hạng nhà thầu hay không cần phải căn cứ vào hình thức và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu đang áp dụng theo tính chất và quy mô gói thầu. Xếp hạng nhà thầu là một nội dung trong quá trình đánh giá, việc bên đơn vị bạn bỏ qua xếp hạng là chưa đảm bảo về quy trình đánh giá.
Luật sư
Mặt khác theo Điều 21 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, đối với phương thức lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, thủ tục cụ thể phải đáp ứng đủ các giai đoạn sau: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Khi thực hiện phương thức đấu thầu một giai đoạn và một hồ sơ, bên tổ chức đấu thầu sẽ phải tuân thủ đầy đủ các bước nêu trên.
Trong 4 phương thức lựa chọn nhà thầu áp dụng tương ứng với quy mô, tính chất các gói thầu khác nhau là một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Đối với trường hợp đấu thầu theo phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Trong
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, quy định của pháp luật về chỉ định thầu.
Căn cứ Điểm c, Điểm d và Điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013 quy định về chỉ định thầu được áp dụng trong trường hợp:
‘c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.’
Căn cứ vào Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức chỉ định thầu như sau:
‘Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;’
Thứ hai, quy định của pháp luật về phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.
Căn cứ vào Điều 28 Luật đấu thầu 2013 quy định về phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau: Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
– Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Căn cứ vào quy định trên thì trong trường hợp của bạn, gói thầu tư vấn giám sát là gói thầu dịch vụ tư vấn được sử dụng hình thức đấu thầu là chỉ định thầu và phương thức đấu thầu là một giai đoạn một túi hồ sơ.
Thứ ba, mẫu quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Căn cứ vào Mẫu số 3 ban hành kèm Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT bao gồm Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu kèm theo phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trong Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau:
+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án:[ghi tên dự án] với nội dung chi tiết theo phụ lục đính kèm.
+ [Ghi tên chủ đầu tư] chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.
+ [Ghi tên tổ chức, cá nhân giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu] chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu được giao theo Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Trong phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau:
+ Tên gói thầu
+ Giá gói thầu
+ Nguồn vốn
+ Hình thức lựa chọn nhà thầu
+ Phương thức lựa chọn nhà thầu
+ Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu
+ Loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng
+ Tổ chức, cá nhân giám sát theo dõi hoạt động đấu thầu (có thể)
Tức là trong trường hợp này, trong phụ lục của quyết định phê duyệt kết hoạch lựa chọn nhà thầu có những thông tin trên là đúng theo quy định của pháp luật.