Khái quát về quy định phong, thăng quân hàm? Quy định phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp?
Lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang là những người tham gia phục vụ trong quân vũ và được biết đến với những cấp bậc, quân hàm khác nhau. Do đó, quân nhân chuyên nghiệp cũng được biết đến là những người tham gia quân đội, phục vụ đất nước. Những người này khi tham gia vào các hoạt động trong quân ngũ thì sẽ được phong, thăng cấp quân hàm dành cho quân nhân chuyên nghiệp theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vậy, pháp luật hiện hành đã quy định về việc phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về quy định phong, thăng quân hàm
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp thì tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc khái quan về nội dung liên quan đến việc này. Bao gồm các khái niệm như: quân nhân chuyên nghiệp là gì? quân hàm là gì? phong quân hàm là gì?
Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì định nghĩa của quân hàm của Quan đội nhân dân Việt Nam là: “Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc, ngạch bậc, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Bên cạnh đó thì Quân hàm của Quân nhân chuyên nghiệp được quy định theo như quy định của pháp luật hiện hành từ năm 2008 có 1 vạch tơ màu hồng chạy dọc cấp hiệu, trước năm 2008 là vạch kim loại hình V, để phân biệt với sĩ quan chỉ huy. Theo đó, quân hàm của quân nhan chuyên nghiệp cao nhất được quy định là Thượng tá và thấp nhất là Thiếu úy có một số trường hợp thì được quy định là Chuẩn úy.
Khái niệm về quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 là: “Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp”.
Đồng thời thì quân nhân chuyên nghiệp còn được biết đến là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội. Việc phong cấp bậc quân hàm sĩ quan là một điều rất cần thiết để phân bậc các quân nhân chuyên nghiệp có thời gian và năng lực phục vụ trong quân ngũ khác nhau. Xong việc phong quân hàm được biết đến là quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ quan.
2. Quy định phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì sau một thời gian phục vụ trong quân đội mà đạt được các thành tích xuất sắc và đã đủ các điều kiên về thâm niên và thành tích thì quân nhân chuyên nghiệp sẽ được xem xét và được cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Do đó, theo như quy định tại Điều 18 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 về phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp:
“1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của quân đội; đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này được tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp thì được xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng mức lương.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi có mức lương tương ứng với mức lương của cấp bậc quân hàm cao hơn”.
Từ quy định vừa được nêu ra có thể thấy rằng đối với một quân nhân chuyên nghiệp sẽ được phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp khi thuộc và những đối tượng là hạ sỹ quan đã tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của quân đội sau đó sẽ được xét tuyển chọn trở thành quan nhân chuyên nghiệp với mức lương tương ứng với cấp quân hàm được phong. Còn đối với những quân nhân để được tiến hành việc thang cấp bậc quân hàm thì phải đảm bảo các điều kiện về thời gian phụ vụ tại quân ngũ và điều không thể không nhắc đến ở đây đó là lương của quân nhân này đã đạt tới mức ngang bằng với cấp bậc quân hàm cao hơn cấp mà người này đang giữ hay không.
Đồng thời căn cứ Điều 5 Thông tư 170/2016/TT-BQP về xếp lương, phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Do đó, các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, thực hiện xếp lương và phong quân hàm như sau:
“1. Sĩ quan Quân đội nhân dân; công nhân và viên chức quốc phòng được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, thì căn cứ vị trí chức danh; trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; mức lương hiện hưởng để xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Trường hợp vị trí chức danh không đúng với ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được đào tạo thì xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp theo ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và vị trí chức danh đang đảm nhiệm.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp thì căn cứ vị trí chức danh; trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ để xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương theo quy định tại Điều 4 Thông tư này”.
Như vậy, từ quy định vừa nêu ra thì việc các đối tượng là sĩ quan Quân đội nhân dân; công nhân và viên chức quốc phòng hạ sỹ quan, binh sỹ quan khi được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp thì sẽ được quy định về việc xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp khi những đối tượng này trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tương ứng với những mức lương được quy định trong quân đội tương ứng để phong quân hàm. Bên cạnh việc quy định phong quân hàm dựa trên trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì pháp luật này cũng đã có quy định về phong quân hàm dựa trên vị trí chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân; công nhân và viên chức quốc phòng hạ sỹ quan, binh sỹ quan tương ứng với mức lương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Điều 37 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau: Được nâng lương nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đủ thời hạn nâng lương cho từng đối tượng; Việc nâng lương mỗi lần chỉ được nâng một bậc. Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn và vượt bậc. Trong thời hạn xét nâng lương nếu vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị kéo dài thời hạn xét nâng lương. Như vậy, việc xác định mức lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tùy thuộc vào đối tượng và chức danh, trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật. Về hệ số lương đối với quân nhân chuyên nghiệp được quy định tại Điều 4 Thông tư 170/2016/TT-BQP như sau:
“1. Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.
2. Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.
3. Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.
4. Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.
5. Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.
6. Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.
7. Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên”.
Như vậy, theo như các quy định của pháp luật hiện hành thì có thể thấy là quy định của pháp luật đã đưa ra những chế độ chính sách cho quân nhân chuyên nghiệp rất đầy đủ và đảm bảo cho ác hoạt động thiết yếu khác của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp này. Tuy nhiên bên cạnh đó pháp luật còn đề ra một số quy định khác để có thể tăng thêm quyền lợi khi tham gia hoạt động trong quân đội Việt Nam và điều này đã được quy định như sau:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 170/2016/TT-BQP về thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương cũng đồng thời là lúc mà quân nhân chuyên nghiệp này được xác định là thăng cấp bậc quân hàm. Và việc này được hiểu là khi đươc thăng cấp bậc quân hàm có nghĩa là khi cấp bậc quân hàm mà quân nhân chuyên nghiệp đang giữ thấp hơn cấp bậc quân hàm tương ứng với mức lương được nâng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 170/2016/TT-BQP. Có thể hiểu một cách khác đơn giản hơn là việc mà quan nhân chuyên nghiệp được cấp trên có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm cao hơn so với cấp bậc quân hạm mà chủ thể này đang giữ, đính kèm với việc thăng cấp bậc quân hàm là việc tăng lương theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì bậc quân hạm sẽ được quy định có một cấp là cao nhất và không thể nào có cáp cao hơn nữa thì việc thăng cấp bậc quân hàm cho quân nhân chuyên nghiệp được xác định theo như quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này thì sẽ không được thăng cấp bậc quân hàm mà chỉ xét nâng lương hoặc cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo như quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Hoặc là có trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm đang giữ cao hơn bậc quân hàm cao nhất thì sẽ không được xét phong, thang hạng quân hàm mà thay vào đó là việc giữ nguyên cấp vị của quân nhân chuyên nghiệp đó.