Quy định pháp luật về văn bằng, chứng của hệ thống giáo dục quốc dân. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Quy định pháp luật về văn bằng, chứng của hệ thống giáo dục quốc dân. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Luật giáo dục 2005 quy định như sau về văn bằng, chứng chỉ:
“Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.”
Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết
Thứ nhất, thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp;
– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp;
– Bằng tốt nghiệp trung cấp, Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;
– Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ;
– Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.
– Chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân do người đứng đầu cơ sở giáo dục hoặc người đứng đầu tổ chức được phép cấp chứng chỉ cấp.
Thứ hai, các trường hợp bị thu hồi và thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ
Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây (trách nhiệm thu hồi và hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ là của cấp có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đó):
– Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
– Cấp cho người không đủ điều kiện;
– Do người không có thẩm quyền cấp;
– Bị tẩy xoá, sửa chữa;
– Để cho người khác sử dụng.
>>> Luật sư
Thứ ba, công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp
Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:
– Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;
– Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định vềtương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận.