Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính. Bài viết dưới đây giới thiệu một trường hợp tư vấn thực tế của Luật Dương Gia cho một khách hàng về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
Năm 1998 tôi mua đất của anh A tại xã L, huyện C, TP.Hồ Chí Minh (anh A tự khai hoang).
Năm 2002 tôi bị cán bộ địa chính xã lập 02 biên bản ghi “vi phạm khoản 1 điều 6 nghi định 04/CP năm 1997” sang nhượng đất chưa có giấy tờ hợp lệ, có chữ ký của tôi (xã cung cấp cho tôi bản photo).
Tháng 06/2003 tôi bị Tổ xử lý Phòng tư pháp huyện C lập biên bản lần 3 “do nhận chuyển nhượng đất chưa có giấy tờ hợp lệ” (vi phạm khoản 1 điều 6 nghi định 04/CP năm 1997)” tôi có ký tên và còn gữi bản viết = giấy than.
Cuối năm 2003 tôi có viết giấy khiếu nại do cán bộ địa chính xã hướng dẫn: Đầu đề khiếu nại là khu đất Bà Mai nhưng cuối đơn lại yêu cầu hủy Quyết định 38/QĐ-UBND năm 2003. Sau đó không nghe huyện nói gì và dò hỏi khu đất Bà Mai không giải tỏa nữa nên nên yên tâm và quên luôn.
Năm 2013 tôi đi làm hợp thức hóa thửa đất đó và có bản vẽ ký duyệt đóng dấu đỏ có thửa đất 3000m2 thuộc thửa đất 5-b thửa cũ 5 của Văn phòng đăng ký đất đai huyện + Phòng Tài nguyên huyện C + giấy mua viết tay và có biên nhận theo Nghị định 2013 về trường hợp đất?
Năm 2017 tôi đi làm hợp thức hóa theo
Đầu năm 2018 UBND huyện C ra Quyết định số 02/QĐ-UBND không cho tôi hợp thức hóa do vướng Quyết định 38/QĐ-UBND 2003.
Sau đó tôi xin trích lục các giấy tờ liên quan ở huyện C: thì phòng Quản lý đô thị huyện C có công văn số 06/QLĐT/2018 trả lời là: “chưa thấy niêm yết tống đạt Quyết định 38/QĐ-UBND và huyện đã ra Quyết định 20/QĐ/2004 giải quyết khiếu nai Quyết định 38/QĐ. Nhưng lại nói chứng tỏ tôi đã biết nên có giấy khiếu nại cuối 2003.”
Giữa 2019 tôi viết 02 giấy khởi kiện (1/- khởi kiện Chủ tịch UBND huyện C về quyết định hành chính 2003; 2/- khởi kiện Chủ Tịch UBND huyện và UBND huyện C vì có hành vi không cấp giấy)
Tiếp đến tôi xin trích lục đầu năm 2019 Văn phòng đăng ký đất huyện C + Văn phòng đăng ký đất TP.HCM có công văn dấu đỏ nói không có 04 thửa đất như ở Quyết định 38/QĐ-UBND. Hiện tôi xin hợp thức hóa thửa đất trên bản vẽ là khác hoàn toàn với 04 thửa đất của Quyết định 38/QĐ.
Sau đó tôi xin trích lục ở Tòa TP.HCM về đơn 2017 Đăng ký hợp thức hóa đất của tôi (xã L xác nhận trong đơn có nội dung là: “đất trũng rừng tự nhiên…mua của ông A giấy tay 1998, sử dụng ổn định không tranh chấp nhưng bị vướng Quyết định 38/QĐ 2003 có đóng dấu…”
Đầu năm 2019 Tòa có giấy thẩm định tại chỗ nội dung ghi hiện trạng có cây cối lâu năm, gò, ao, líp…và có chữ ký của Địa chính xã, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và Thẩm phán, thư ký và tôi rồi có đóng dấu xã L.
Nhưng từ khi mua đất 1998 đến nay 2019 tôi vẫn quản lý canh tác bình thường không ai ngăn cản.
Sau đó: Tôi khởi kiện và Tòa thụ lý: Tôi đã dựa vào các văn bản dưới đây:
1- Thời hiệu khởi kiện: Dựa công văn số 06/QLĐT/2018 phòng Quản lý đô thị huyện C để phục hồi thời hiệu khởi kiện.
2- Quyết định 38/QĐ-UBND là chưa tới thời hiệu ra Quyết định vì dựa vào điều 124, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002: quy định “Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này”.
Như vậy, ngày 02/07/2002 Pháp lệnh này mới có hiệu lực trên văn bản thông qua tại Quốc hội còn hiệu lực thi hành chi tiết phải có hướng dẫn của Chính phủ tại: “Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành của
Điều 3. Hiệu lực của Nghị định là +15 ngày, tức tới ngày 29/11/2003 mới được thi hành
Điều 36. Tổ chức thi hành: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này”.
Do đó ngày 29/11/2003 các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh huyện mới được áp dụng Nghị định hướng dẫn về Pháp lệnh 2002 nên Quyết định 38/QĐ-UBND ngày 13/9/2003 là chưa tới thời hiệu ban hành Quyết định 38/QĐ-UBND/2003.
Quyết định 38/QĐ-UBND/2003 là quá thời hiệu ra Quyết định tại Khỏan 1 Điều 10 Pháp lệnh 2002 quy định….đất.. thời hiệu là 2 năm (Pháp lệnh 1995 tại điều 9).
Quyết định 38/QĐ 2003 là quá thời hiệu ra Quyết định tại Khoản 1 chỉ thị số 43/CT-UB-QLĐT ngày 11/12/1997 thực hiện Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành: “…thời hiệu không quá 2 năm khi phát hiện vi phạm, quá thời hạn trên bị khôi phục lại…”
Quyết định 38/QĐ 2003 quá thời hiệu ra Quyết định (tức sau 10 ngày với biên bản thứ 04 ngày 03/09/2003 tức trể 02 ngày so với quy định tại Khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh 2002).
Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh 2002 thì: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.
Do đó UBND huyện C chưa giao đất cho tôi nên chưa thể thu hồi theo quy định của Luật đất đai 1993 tại điểm g, Khoản 2, Điều 15 của Nghị định 04/CP năm 1997.
Mục 11 Khoản a Thông tư Tổng cục Địa chính 278/TT-ĐC ngày 07/3/1997 quy định: “…Trường hợp đặc biệt có thể chưa áp dụng biện pháp thu hồi. Ví dụ: Hành vi tự tiện khai hoang vào đất chưa sử dụng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà Nhà nước chưa có quy hoạch để sử dụng đất này vào mục đích khác.”
Mục 2 “Chỉ thị 43/CT-UB-QLĐT ngày 11/12/1997 của UBND TP.Hồ Chí Minh
“…Trường hợp áp dụng biện pháp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố…”
Tôi kết luận: Với các căn cứ nêu trên thì Quyết định 38/QĐ-UBND không hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Xin hỏi: Tôi dựa vào các văn bản pháp luật như trên để áp dụng đưa ra quan điểm trong đơn khởi kiện và biện hộ lúc ra tòa và xin hỏi Luật sư như vậy: Đúng hay sai? Đúng phần nào? Và sai phần nào?
NỘI DUNG TƯ VẤN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
Thứ nhất, về thời hiệu khởi kiện
Theo Điều 116 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định:
“Điều 116. Thời hiệu khởi kiện
1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
5. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.”
Theo những thông tin mà quý khách cung cấp thì cuối năm 2003 quý khách có làm 1 đơn khiếu nại đến UBND huyện C, nội dung đơn khiếu nại có yêu cầu hủy quyết định 38/2003/QĐ-UBND của UBND huyện C về xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất của quý khách, mặc dù trong hồ sơ không lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc tống đạt, niêm yết Quyết định 38/2003/QĐ-UBND nhưng việc quý khách làm đơn khiếu nại có nội dung hủy Quyết định 38/2003/QĐ-UBND và đã có Quyết định giải quyết khiếu nại vào năm 2004, cho thấy quý khách đã biết được Quyết định 38/2003/QĐ-UBND trên. Căn cứ Khoản 3 Điều 116 Luật tố tụng hành chính thì thời hiệu khởi kiện Quyết định 38/2003/QĐ-UBND là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại, ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, thì thời hiệu khởi kiện Quyết định 38/2003/QĐ-UBND đã hết, quý khách đã mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, Tòa án vẫn sẽ thụ lý đơn khởi kiện của quý khách về Quyết định 38/2003/QĐ-UBND, sau đó ra quyết định đình chỉ vụ án vì hết thời hiệu khởi kiện không rơi vào trường hợp trả đơn căn cứ theo điểm g Khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính 2015.
“Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
(…)
g) Thời hiệu khởi kiện đã hết;”
Đơn khởi kiện thứ hai về quyết định hành chính: Quyết định 02/2018/QĐ-UBND của UBND huyện C về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho quý khách thì thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính năm 2015.
Thứ hai, về
Theo Khoản 1 Điều 74
“Điều 74. Thời hiệu thi hành
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.”
Như vậy, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Quyết định 38/2003/QĐ-UBND là 01 năm, hết thời hạn 01 năm này sẽ không thi hành quyết định xử phạt đó nữa. Trường hợp quyết định xử phạt có hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn được thi hành.
Thứ ba, về Quyết định 02/2018/QĐ-UBND của UBND huyện C về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về những trường hợp người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
“Điều 22. Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.
Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:
a) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
c) Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:
a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
5. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:
a) Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;
b) Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;
c) Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định này;
d) Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) khi có đủ các điều kiện sau:
– Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
– Không có tranh chấp.
– Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật.
– Chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.
– Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được được cấp Sổ đỏ mà chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ, cụ thể:
Trường hợp 1: Người đang sử dụng đất ổn định theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:
– Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất.
– Nếu đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì được cấp Sổ đỏ.
Trường hợp 2: Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm a và điểm c Khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ, cụ thể:
– Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì xử lý như sau:
+ Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Sổ đỏ.
– Trường hợp lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất nếu sử dụng ổn định và không tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.
Lưu ý: Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì sẽ bị thu hồi.
Trường hợp 3. Người sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ, cụ thể:
– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người sử dụng đất ổn định, không tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.
Nếu trường hợp của quý khách thuộc một trong các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như quy định trên mà UBND huyên C từ chối cấp cho quý khách thì căn cứ Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để quý khách đưa ra quan điểm trong đơn khởi kiện cũng như khi ra Tòa.