Hợp đồng dầu khí là một chế định quan trọng của Luật dầu khí năm 2022, là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển trong ngành công nghiệp dầu khí. Dưới đây là quy định của pháp luật về thời hạn hợp đồng dầu khí mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về thời hạn hợp đồng dầu khí mới nhất:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật dầu khí năm 2022 có đưa ra khái niệm về hợp đồng dầu khí. Theo đó, hợp đồng dầu khí là sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản, hợp đồng sau khi được ký kết giữa tập đoàn dầu khí Việt Nam với các nhà thầu để tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí. Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật dầu khí năm 2022 có quy định về các loại hợp đồng dầu khí. Bao gồm:
– Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí;
– Các loại hợp đồng dầu khí khác.
Về thời hạn của hợp đồng dầu khí, căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật dầu khí năm 2022 có quy định như sau:
– Thời hạn hợp đồng dầu khí theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là không quá 30 năm, trong đó, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm và thăm dò dầu khí được xác định là không quá 05 năm;
– Đối với các sản phẩm dầu khí được liệt kê trong danh mục sản phẩm dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, thì thời hạn của hợp đồng dầu khí sẽ được xác định là không quá 35 năm, trong đó riêng thời hạn của các giai đoạn phục vụ cho hoạt động tìm kiếm và thăm dò dầu khí được xác định là không quá 10 năm;
– Thời hạn của hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn trên thực tế, tuy nhiên không được vượt quá 05 năm, thời hạn của các giai đoạn tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên thực tế cũng có thể được gia hạn tuy nhiên không được vượt quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương;
– Trong trường hợp đặc biệt, xuất phát từ lý do quốc phòng an ninh, xuất phát từ hoàn cảnh và điều kiện địa chất dầu khí vô cùng phức tạp, điều kiện thực hiện hoạt động dầu khí trên thực tế gặp phải những khó khăn vô cùng đặc thù hoặc cần phải đảm bảo thời gian khai thác dầu khí hiệu quả, chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ sẽ chấp thuận cho việc gia hạn thêm thời gian của hợp đồng dầu khí và thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí trên cơ sở thẩm định của Bộ công thương, tức là trong những trường hợp đặc thù thì có thể vượt quá thời gian gia hạn nêu trên;
– Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại tuy nhiên chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm, chưa có các điều kiện về đường ống và phương tiện xử lý sản phẩm phù hợp, các nhà thầu sẽ được quyền giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí trong trường hợp này là không quá 05 năm, dựa trên cơ sở chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ công thương. Trong trường hợp hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí, tuy nhiên vẫn chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có đầy đủ các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý sản phẩm phù hợp, chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ sẽ tiếp tục xem xét cho phép kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện ký, tuy nhiên vẫn không được phép vượt quá 02 năm dựa trên cơ sở thẩm định của Bộ công thương. Trong thời gian giữ lại phần diện tích phát hiện khí, các nhà thầu vẫn phải tiếp tục thực hiện các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí;
– Trong trường hợp xuất hiện sự kiện bất khả kháng, các bên tham gia hợp đồng dầu khí sẽ thỏa thuận với nhau về phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ liệt kê trong hợp đồng dầu khí, tập đoàn dầu khí Việt Nam sẽ báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền đó Bộ công thương để đưa ra quyết định cuối cùng. Thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ được các bên liệt kê trong hợp đồng dầu khí xuất phát từ sự kiện bất khả kháng sẽ được tính từ khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra trên thực tế cho tới khi sự kiện bất khả kháng đó chấm dứt;
– Trong trường hợp xuất phát từ lý do quốc phòng an ninh, thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng dầu khí sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ quyết định dựa trên đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, thời gian giữ lại phần diện tích phát hiện khí đã được tuyên bố phát hiện thương mại, thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xuất phát từ lý do quốc phòng an ninh của quốc gia và dân tộc sẽ không được tính vào thời hạn của hợp đồng dầu khí;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự và thủ tục thực hiện hoạt động gia hạn hợp đồng dầu khí, gia hạn thời gian cho giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, quyết định thời hạn giữ lại phần diện tích phát hiện khí, ra quyết định về thời hạn tạm dừng thực hiện một số quyền lợi và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng dầu khí khi xuất hiện sự kiện bất khả kháng hoặc xuất phát từ lý do quốc phòng an ninh của quốc gia và dân tộc.
2. Chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật dầu khí năm 2022 có quy định về vấn đề chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí. Theo đó, hiệu lực của hợp đồng dầu khí sẽ chấm dứt theo quy định sau:
– Hợp đồng dầu khí chấm dứt hiệu lực theo quy định tại hợp đồng dầu khí dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng, hoặc khi kết thúc thời hạn thực hiện hợp đồng dầu khí tuy nhiên không gia hạn căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 31 của Luật dầu khí năm 2022. Cụ thể như sau:
+ Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn tuy nhiên không được vượt quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn phục vụ cho hoạt động tìm kiếm và thăm dò dầu khí cũng có thể được gia hạn tuy nhiên không được vượt quá 05 năm dựa trên cơ sở chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương;
+ Trong trường hợp xuất phát từ lý do quốc phòng an ninh, điều kiện địa chất vô cùng phức tạp, điều kiện thực hiện hoạt động dầu khí trên thực tế gặp phải rất nhiều khó khăn xuất phát từ hoàn cảnh đặc thù, hoặc cần phải đảm bảo thời gian khai thác dầu khí sao cho hiệu quả, chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ sẽ chấp thuận về việc cho phép gia hạn thêm đối với thời gian của hợp đồng dầu khí, và thời gian gia hạn đối với giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thực tế dựa trên cơ sở thẩm định của Bộ công thương.
– Hợp đồng dầu khí kết thúc trước thời hạn theo sự thỏa thuận của các bên trong quá trình tham gia ký kết hợp đồng với điều kiện các nhà thầu cần phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, và phải thông báo cho tập đoàn dầu khí Việt Nam trước khoảng thời gian sáu tháng so với thời điểm đề xuất chấm dứt hợp đồng dầu khí trước thời hạn.
3. Những nội dung chính của hợp đồng dầu khí bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật dầu khí năm 2022 có quy định về nội dung chính của hợp đồng dầu khí. Theo đó, nội dung chính đối với hợp đồng dầu khí sẽ bao gồm:
– Tư cách pháp lý của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng, quyền lợi tham gia của nhà thầu trong giai đoạn ký kết hợp đồng;
– Đối tượng của hợp đồng dầu khí;
– Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích của hợp đồng;
– Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn trong các giai đoạn thực hiện hợp đồng, gia hạn thời hạn của hợp đồng;
– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình ký kết hợp đồng, người điều hành trên thực tế;
– Cam kết công việc, cam kết tài chính trong giai đoạn thực hiện hợp đồng;
– Nguyên tắc phân chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
– Nguyên tắc lựa chọn các nhà thầu trong quá trình cung cấp dịch vụ, hàng hóa phục vụ cho hoạt động dầu khí;
– Quyền của nước chủ nhà đối với sản phẩm, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
– Điều kiện thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
– Quyền của tập đoàn dầu khí Việt Nam trong quá trình tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại, được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ mà các nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng dầu khí có chuyển nhượng;
– Cam kết, hoa hồng, chi phí đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động dịch vụ Việt Nam;
– Điều kiện để chấm dứt hợp đồng và xử lý đối với các hành vi vi phạm;
– Phương thức giải quyết tranh chấp và pháp luật áp dụng trong hợp đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Dầu khí năm 2022.