Li-xăng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép một pháp nhân hoặc là một cá nhân cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên một vùng lãnh thổ nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về li xăng đối với nhãn hiệu hiện nay:
Li-xăng nhãn hiệu được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép một pháp nhân hoặc là một cá nhân cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên một vùng lãnh thổ nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó nhãn hiệu được li-xăng phải thuộc về quyền sử dụng của bên giao li xăng. Bên li-xăng nhãn hiệu sẽ nhận được về một khoản tiền gọi là “phí li-xăng” từ việc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, còn bên phía nhận li-xăng sẽ được sử dụng nhãn hiệu đã khẳng định được uy tín, danh tiếng ở trên thị trường. Nếu như các tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng nhãn hiệu đang ở trong thời hạn bảo hộ nhằm mục đích thương mại thì sẽ phải được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì nhãn hiệu là một loại tài sản trí tuệ nên là trong cùng một thời điểm có thể có nhiều người cùng một lúc “sử dụng” nhãn hiệu. Vì thế, việc khai thác “quyền sử dụng” nhãn hiệu mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các chủ sở hữu hoặc là những người được chủ sở hữu cho phép chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (được gọi là “bên li-xăng nhãn hiệu”) cũng như bên nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (được gọi là “bên nhận li-xăng nhãn hiệu”). Quy định pháp luật về li xăng đối với nhãn hiệu như sau:
1.1. Thoả thuận chung có liên quan đến li-xăng nhãn hiệu:
Thoả thuận chung liên quan đến li-xăng nhãn hiệu (là Joint Recommendation Concerning Trademark Licenses) được thông qua bởi Hội đồng liên minh những quốc gia tham gia Công ước Paris về bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và Đại hội đồng Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) năm 2000.
Thoả thuận chung được ra đời với mục đích hài hoà và đơn giản hoá những yêu cầu chính thức của việc li-xăng nhãn hiệu và bổ sung cho Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (là Trademark Law Treaty – TLT). Thoả thuận này giới thiệu cho những quốc gia thành viên của Công ước Paris và thành viên của WIPO có thể sử dụng bất cứ những điều khoản nào trong Thoả thuận như là một hướng dẫn liên quan đến việc li-xăng nhãn hiệu.
1.2. Hiệu lực:
Hợp đồng li-xăng làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ của những chủ thể giao kết đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, do đó, hợp đồng li-xăng cũng phải đáp ứng được các yêu cầu có hiệu lực chung của hợp đồng cả về mặt nội dung và hình thức theo các quy định của Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 và các Điều 141, 144 của Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
– Về nội dung, hợp đồng li-xăng đảm bảo có đầy đủ những nội dung theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đảm bảo không có vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
– Về hình thức, hợp đồng li-xăng được lập bằng văn bản. Hiện tại, không có các quy định việc đăng ký hay phải công chứng, chứng thực hợp đồng li-xăng nhãn hiệu.
Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở là đăng ký như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở là quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành hoặc là công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là thành viên. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo đúng thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đối với những đối tượng nói trên trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký ở tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên là bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
2. Các điều kiện hạn chế của hợp đồng li-xăng đối với nhãn hiệu:
Một số hạn chế đối với việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được pháp luật quy định như sau:
– Thứ nhất, quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân mà không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
– Thứ hai, bên được chuyển quyền không được thực hiện ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
– Thứ ba, bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên các hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Như vậy, đối với hợp đồng li-xăng nhãn hiệu cũng có một số lưu ý nhất định để hạn chế về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chứ không phải tất cả các nhãn hiệu hay bất cứ chủ thể nào cũng đều có thể chuyển quyền hay nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
3. Phân loại về hợp đồng Li-xăng:
Theo quy định tại Điều 143 của Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ thì hợp đồng Li – xăng hay còn gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hợp đồng Li – xăng (hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) gồm có 03 dạng sau đây:
– Hợp đồng li-xăng độc quyền: đây là một loại hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền sẽ được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp còn bên chuyển quyền sẽ không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ với một bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu như được phép của bên được chuyển quyền.
– Hợp đồng li-xăng không độc quyền: đây chính là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao về quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, có quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác.
– Hợp đồng li xăng thứ cấp chính là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền chính là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
Ngoài ra, theo tính chất tự nguyện Li-xăng thì còn có thể chia thành Li-xăng tự nguyện và Li-xăng bắt buộc, cụ thể:
– Hợp đồng li-xăng tự nguyên là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo như ý muốn của chủ sở hữu đối tượng. Chủ sở hữu sẽ tuỳ chọn việc chuyển giao cho một người nào mà không phải bắt buộc thực hiện.
– Hợp đồng li-xăng bắt buộc là việc cá nhân, tổ chức nắm độc quyền sử dụng đối với sáng chế bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình cho các tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không cần phải có sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế trong những trường hợp như vì mục đích an ninh, quốc phòng, y tế, phi thương mại,… theo quy định pháp luật. Trên thực tế, ở trong một số trường hợp, toà án có thẩm quyền hoặc là cơ quan sáng chế (phụ thuộc vào luật pháp của quốc gia có liên quan) bên thứ ba sử dụng sáng chế đang được bảo hộ thông qua cơ chế này. Theo quy định của Công ước Pari và Hiệp định TRIPS, cơ chế cấp li-xăng bắt buộc ngăn ngừa sự lạm dụng có thể nảy sinh từ các độc quyền có được từ bằng độc quyền sáng chế. Cơ chế này cũng có thể sẽ được áp dụng cho trường hợp không sử dụng sáng chế đã được bảo hộ ở trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (thường thì là bốn năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc là ba năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ.