Nhượng tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam chuyển giao một phần trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam khác. Vậy quy định pháp luật về hoạt động nhượng tái bảo hiểm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về hoạt động nhượng tái bảo hiểm:
Khoản 1 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm có kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, có nhượng tái bảo hiểm và cả các hoạt động có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm là đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Theo đó, nhượng tái bảo hiểm là một trong những hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Khoản 4 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cõ giải thích nhượng tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam chuyển giao một phần trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài dựa trên cơ sở thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm.
Thêm nữa, khoản 18 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định doanh nghiệp tái bảo hiểm chính là một doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và những luật khác có liên quan để kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
Khoản 1 Điều 89 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam có thể chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, các tổ chức bảo hiểm nước ngoài dưới hình thức tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Hoạt động nhượng tái bảo hiểm được quy định tại Điều 33 Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam có thể nhượng tái bảo hiểm một phần nhưng sẽ không được nhượng tái bảo hiểm toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm ở trong một hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm cho một hoặc là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở trong và ngoài nước, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tính toán mức giữ lại cho mỗi loại hình bảo hiểm và theo từng loại rủi ro; mức giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc là trên mỗi tổn thất riêng lẻ. Mức giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam phải đảm bảo mức giữ tối đa mà pháp luât quy định.
- Khi tính toán mức giữ lại, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam phải xem xét đến các yếu tố sau:
+ Những quy định pháp luật về khả năng thanh toán;
+ Về năng lực khai thác;
+ Về khả năng tài chính;
+ Khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam;
+ Việc thu xếp bảo vệ cho những rủi ro lớn và các rủi ro thảm họa;
+ Việc cân đối những kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Những yếu tố cấu thành của danh mục hợp đồng bảo hiểm;
+ Diễn biến thị trường tái bảo hiểm ở trong nước và quốc tế.
- Mức giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ là không quá 10% vốn chủ sở hữu.
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa sẽ là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm. Tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm là một trong các trường hợp sau:
+ Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc là một số doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm cụ thể và yêu cầu chính doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam tái bảo hiểm cho một hoặc là một số doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm đã được chỉ định đó;
+ Người được bảo hiểm chỉ định một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cụ thể và yêu cầu chính doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam thu xếp tái bảo hiểm qua một hoặc một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được chỉ định đó.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm hay doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam khác đã nhận bảo hiểm. Khi mà nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của chính doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.
- Đối với các loại hình tái bảo hiểm hạn chế (finite reinsurance), trong vòng 07 ngày kể từ ngày đã ký kết hợp đồng tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam có văn bản do người đại diện theo pháp luật ký thông báo đến cho Bộ Tài chính. Thông báo bao gồm những nội dung chính của hợp đồng tái bảo hiểm, mục đích ký kết hợp đồng, cam kết tuân thủ những quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và chế độ kế toán áp dụng đối với chính doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
2. Quy định quản lý chương trình nhượng tái bảo hiểm:
Căn cứ Điều 34 Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm thì quản lý chương trình nhượng tái bảo hiểm được quy định như sau:
2.1. Phê duyệt chương trình nhượng tái bảo hiểm:
- Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) hoặc là Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm có phù hợp với năng lực tài chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và những quy định pháp luật hiện hành; xem xét, đánh giá và điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm theo định kỳ hàng năm hoặc là khi tình hình thị trường có sự thay đổi;
- Chương trình nhượng tái bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam;
+ Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, các giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ chính doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm;
+ Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý những rủi ro được chấp nhận;
+ Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm, bao gồm có cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm;
+ Danh sách các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý về sự đa dạng hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;
+ Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của chính doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm (nếu có);
+ Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và những loại sản phẩm đặc thù;
+ Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm bao gồm có hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.
2.2. Tổ chức thực hiện chương trình nhượng tái bảo hiểm:
Trên cơ sở chương trình nhượng tái bảo hiểm đã được phê duyệt, Tổng Giám đốc (hay Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài ở tại Việt Nam có trách nhiệm ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, bao gồm có:
- Xác định giới hạn trách nhiệm tự động được bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm cố định đối với mỗi một loại hình bảo hiểm;
- Xây dựng tiêu chuẩn đối với những hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời;
- Đối chiếu các quy tắc, điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm gốc với điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm nhằm để đảm bảo mỗi rủi ro đều được tái bảo hiểm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
- Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm.
THAM KHẢO THÊM: