Việc báo cáo tình hình tai nạn giúp kịp thời cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động để từ đó có những biện pháp cải thiện, đảm bảo an toàn lao động. Vậy nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động:
Cơ quan tiếp nhận báo cáo tình hình tai nạn lao động cũng được quy định cụ thể đó là:
– Người sử dụng lao động thì gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động.
– Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo
– Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ hai người lao động trở lên về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định. Đồng thời, Sở lao động thương bình xã hội tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn tỉnh; gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mẫu đến Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trong các mốc thời gian đó là trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
Ngoài ra, đối với các cơ quan chủ trì thực hiện Điều tra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù như tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân thì có trách nhiệm báo cáo tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền Điều tra, gửi đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Không nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 20 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Hành vi không thực hiện thống kê về tai nạn lao động.
– Hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, hoặc không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, hoặc không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Như vậy việc không nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng, đây là mức xử phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức, mức phạt tiền sẽ là bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Như vậy, việc thực hiện đúng quy định an toàn lao động phải được thực hiện nghiêm túc để từ đó yêu cầu người sử dụng lao động và tổ chức liên tục duy trì và nâng cao chất lượng báo cáo về an toàn và vệ sinh lao động.
3. Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động:
Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)
Địa chỉ: | Mã huyện, quận1: |
|
|
|
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) …năm …
Ngày báo cáo: ………………
Thuộc loại hình cơ sở 2(doanh nghiệp): …………….. Mã loại hình cơ sở: |
|
|
|
|
Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở: ………3…………………. Mã lĩnh vực: |
|
|
|
|
Tổng số lao động của cơ sở: …………. người, trong đó nữ: ………… người
Tổng quỹ lương: …………. triệu đồng
I. Tình hình chung tai nạn lao động
Tên chỉ tiêu thống kê | Mã số | Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật | ||||||||||
Số vụ ( Vụ) | Số người bị nạn (Người) | |||||||||||
Tổng số | Số vụ có người chết | Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên | Tổng số | Số LĐ nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng | ||||||
Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1. Tai nạn lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4 | ||||||||||||
a. Do người sử dụng lao động | ||||||||||||
Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức lao động chưa hợp lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều kiện làm việc không tốt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Do người lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c. Khách quan khó tránh/ Nguyên nhân chưa kể đến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. 2. Phân theo yếu tố gây chấn thương5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. Phân theo nghề nghiệp6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tổng số (3=1+2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Thiệt hại do tai nạn lao động
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ) | Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) | Thiệt hại tài sản (1.000 đ) | |||
Tổng số | Khoản chi cụ thể của cơ sở | ||||
Y tế | Trả lương trong thời gian Điều trị | Bồi thường /Trợ cấp | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
– Hướng dẫn cách viết:
1 Ghi mã số theo Danh Mục đơn vị hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
2 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
3 Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
4 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
5 Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.
6 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015