Bầu cử là quyền quan trọng của một công dân họ bầu chọn ra người đại diện mình nói lên tiếng nói thể hiện ý chí của người dân trong các việc quan trọng của đất nước. Công tác bầu cử được tổ chức chuyên nghiệp chỉnh chu và đúng theo luật pháp, không chỉ trước và trong cuộc bầu cử quan trọng mà công tá hậu bầu cử cũng quan trọng không kém công tác niệm phong xử lý hòm phiếu phải được thực hiện chính xác và nhanh chóng.
Mục lục bài viết
1. Quy định niêm phong, quản lý phiếu bầu cử sau khi kiểm phiếu:
Sau khi nhận phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu, Tổ bầu cử tiến hành niêm phong phiếu bầu cử theo từng loại phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, trong đó tách riêng biệt số phiếu bầu cử hợp lệ và số phiếu bầu cử không hợp lệ. Toàn bộ số phiếu đã được kiểm phải được Tổ bầu cử bỏ vào hòm phiếu và thực hiện việc mở hòm phiếu có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ bầu cử trình Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các loại phiếu hợp lệ của từng Tổ bầu cử ở địa bàn đó. Trong thời hạn bảo quản phiếu bầu cử theo quy định của pháp luật về lưu trữ (tối thiểu là 05 năm), nếu không có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền thì tuyệt đối không được mở và xem phiếu bầu cử đã được đóng dấu.
Lưu trữ, xử lý phiếu bầu cùng với tài liệu của Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử gửi về Sau khi kết thúc bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử có trách nhiệm chuyển giao những loại phiếu bầu cử, hồ sơ, tài liệu liên quan đến cuộc bầu cử cho Uỷ ban nhân dân cấp đó để xử lý và lưu trữ theo qui định của pháp luật về lưu trữ. Thời gian lưu giữ tối thiểu là 05 năm đối với phiếu bầu và 10 năm đối với những tài liệu khác.
2. Nguyên tắc bầu cử:
2.1. Nguyên tắc phổ thông:
Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải đảm bảo cuộc bầu cử thực sự là một cuộc sinh hoạt chính trị rộng rãi phổ biến, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền bầu cử của họ; đảm bảo sự dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân trong bầu cử.
2.2. Nguyên tắc bình đẳng:
Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm đảm bảo cho tất cả công dân đều có quyền như nhau khi bỏ phiếu và cấm mọi sự gian lận dưới bất kỳ hình thức nào.
Nội dung của nguyên tắc này là tất cả cử tri có một phiếu hợp lệ trong một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu bằng nhau không phân biệt theo giới tính, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo. .. Nguyên tắc bình đẳng được nêu trong những điều khoản của hiến pháp quy định quyền bỏ phiếu và ứng cử của công dân.
Bên cạnh đó, nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh phù hợp cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu, nhằm đảm bảo tiếng nói đại diện của mỗi vùng, miền, địa phương, các tổ chức xã hội, người cao tuổi và phụ nữ đều có tỉ lệ đại biểu thoả đáng.
2.3. Nguyên tắc trực tiếp:
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri được bày tỏ ý kiến của mình trên hòm phiếu và cử tri tự chọn người đại biểu của mình, không qua một cấp đại diện cử tri khác. Nguyên tắc bỏ phiếu kín đòi hỏi cử tri không phải có người bầu trước, bầu thay thế hay bầu theo phương thức qua thư điện tử. Cử tri trực tiếp bỏ các phiếu bầu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri không thể tự làm phiếu bầu thì nhờ người khác ghi giúp, tuy nhiên phải tự mình ký tên; người viết hộ phải đảm bảo bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri, do già yếu không đi bỏ phiếu được thì để người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già cả, bệnh tật không vào phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ đựng phiếu bầu về nơi cư trú của cử tri cho cử tri lấy phiếu bầu và làm các thủ tục khác.
Khác với nguyên tắc bầu cử trực tiếp thì là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Vì nguyên tắc này nên cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình, mà bầu ra thành viên của tuyển cử đoàn, rồi sau tuyển cử đoàn sẽ bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước.
2.4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín:
Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc giảm sự theo dõi hoặc kiểm soát từ các yếu tố bên ngoài đối với việc thể hiện ý chí của cử tri trong việc quyết định ai là người họ tin tưởng (sự bỏ phiếu). Mục đích của nguyên tắc bỏ phiếu kín là nhằm bảo đảm tính tự do đầy đủ sự thể hiện nguyện vọng của cử tri.
Trong luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định rằng việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín. Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật, điều này thực sự là yếu tố quan trọng đảm bảo tính khách quan thể hiện được nguyện vọng của đại biểu. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri; không ai được đến gần, kể cả là cán bộ, nhân viên của các tổ chức phụ trách bầu cử. Theo quy chế thì cử tri sẽ viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm. phiếu.
3. Quy trình bầu cử:
Bước 1: Cử tri đi đến khu vực bỏ phiếu
Bước 2: Sau đó cử tri có thể đọc bảng danh sách tiểu sử người ứng cử để tìm hiểu kỹ thông tin về các ứng cử viên.
Bước 3: Đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử ( 01 phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và 03 phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ) => nhằm xác minh danh tính cử tri có quyền bầu cử.
Bước 4: Điền phiếu: đủ và đúng. Điều này là quan trọng bạn nên kiểm tra lại trước khi nhét vào hòm phiếu.
Bước 5: Đích thân bỏ phiếu vào Hòm phiếu. Điều này nhằm đảm bảo phiếu bầu cử không bị đánh tráo.
Bước 6: Đóng dấu “Đã bỏ phiếu”. Xác nhận lại việc mình hoàn thành việc bỏ phiếu.
Trong quá trình viết phiếu, cử tri cần lưu ý một số quy định sau:
– Không ai được xem kể cả thành viên tổ bầu cử khi cử tri viết phiếu bầu.
– Nhằm công tư, khách quan tránh gian lận thì không được đánh dấu những kí tự đặc biệt trên phiếu bầu.
– Nếu viết hỏng, cử tri có quyền được đổi phiếu bầu khác không được bỏ phiếu trắng.
4. Trình tự tiến hành việc kiểm phiếu:
Việc kiểm phiếu là vô cùng quan trọng. Trước khi mở hòm phiếu, Tổ Bầu cử phải kiểm kê đếm số phiếu, niêm phong phiếu bầu cử chưa được sử dụng và phiếu bầu cử do cử tri gạch hỏng có lỗi (nếu có), cần lập văn bản về kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ 2021-2026 (theo Mẫu số 35/HĐBC).
Toàn bộ số phiếu bầu cử chưa được sử dụng hoặc số phiếu bầu cử bị lỗi gạch hỏng trọng quá trình bầu cử được niêm phong, gửi kèm theo biên bản kiểm kê việc sử dụng số phiếu bầu đến những Ban bầu cử tương ứng.
Sau đó, Tổ bầu cử mời 2 cử tri có tiêu chí như sau: Là người biết chữ, có uy tín có được lòng tin của nhân dân tại địa bàn và không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội, các ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại khu vực bỏ phiếu đó sẽ chứng kiến việc mở hòm phiếu.
Các phóng viên, người ứng cử hoặc người đại diện hợp pháp của người ứng cử sẽ được chứng kiến việc kiểm phiếu của Tổ Bầu cử, nhưng phải bảo đảm khoảng cách an toàn để Tổ Bầu cử thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu của mình.
Tổ trưởng Tổ Bầu cử có nhiệm vụ mở hòm phiếu chính và hòm phiếu phụ (nếu có) để tiến hành việc kiểm phiếu.
Tổ Bầu cử thực hiện công việc phân loại phiếu bầu theo màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; màu phiếu bầu đại biểu Quốc hội ; đếm tổng số phiếu trong hòm phiếu để xác định số phiếu đã thu vào và bàn giao các loại phiếu theo phân loại trên cho các nhóm đã được phân công sẵn của Tổ Bầu cử để bắt đầu việc kiểm phiếu.
Tổ Bầu cử tiến hành kiểm tra tổng số
Đương nhiên, trong trường hợp tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ Bầu cử phải kiểm tra lại lần nữa; nếu kiểm tra lại vẫn cho kết quả như ban đầu rằng tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì phải lập tức niêm phong hòm phiếu, báo cáo ngay Ban bầu cử tương ứng để giải quyết vấn đề.
Trong nhiều trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban bầu cử thì Ban bầu cử phải kịp thời báo cáo Ủy ban Bầu cử tương ứng để xem xét và quyết định tìm hướng giải quyết.
5. Nguyên tắc xác định người trúng cử:
Kết quả của cuộc bầu cử được tính trên tổng số phiếu bầu hợp lệ và được công nhận khi mà đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, ngoại trừ trường hợp bầu cử lại mà tổng số cử tri đi bầu cử vẫn chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri thì kết quả của cuộc bầu cử sẽ lại được công nhận mà không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.
Trong trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn.
Trong trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu cử ngang bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.