Một số đặc điểm của vốn pháp định? Quy định mức vốn pháp định của ngân hàng, tổ chức tín dụng? Những ngành nghề khác phải yêu cầu có vốn pháp định? Vốn pháp định và vốn điều lệ khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của vốn pháp định?
Ngoài vốn điều lệ cần có khi thành lập doanh nghiệp, thì vốn pháp định cũng là nguồn vốn không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những quy định của pháp luật về mức vốn pháp định của ngân hàng, tổ chức tín dụng:
Mục lục bài viết
1. Một số đặc điểm của vốn pháp định:
Căn cứ Điều 19 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về vốn pháp định như sau:
Về mặt bản chất, hiện nay trong
Vốn pháp định có những đặc điểm bao gồm như sau:
– Vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề nhất định (đặc biệt là các ngành nghề có liên quan đến tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng, ngân hàng, tín dụng,…)
– Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và đi vào hoạt động.
– Việc yêu cầu có vốn pháp định là với mục đích phòng trừ rủi ro sau khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
2. Quy định mức vốn pháp định của ngân hàng, tổ chức tín dụng:
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
– Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng
– Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng
– Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD)
– Công ty tài chính: 500 tỷ đồng
– Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng
– Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng
– Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng
– Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
3. Những ngành nghề khác phải yêu cầu có vốn pháp định:
– Dịch vụ bảo vệ: yêu cầu vốn pháp định là 1.000.000 USD
– Bán hàng đa cấp: vốn pháp định là 10 tỷ đồng
– Sở Giao dịch hàng hóa:
+ Đối tượng kinh doanh là thành viên môi giới: vốn pháp định là 5 tỷ đồng
+ Đối tượng kinh doanh là thành viên kinh doanh: vốn pháp định là 75 tỷ đồng
– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh: Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi
– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt: Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng: Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Thành lập trường trung cấp sư phạm: Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng
– Thành lập trường cao đẳng sư phạm: Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng
– Thành lập trường đại học tư thục: Trên 500 tỷ đồng
– Cho thuê lại lao động: Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
– Dịch vụ việc làm: Ký quỹ 300 triệu đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính
– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng
– Văn phòng Thừa phát: Ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng
– Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100 triệu đồng
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250 triệu đồng
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500 triệu đồng
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500 triệu đồng
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng
– Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
+ Tổ chức nước ngoài: Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
+ Tổ chức Việt Nam: Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ
– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ
– Kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ
– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ
– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ
– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1000 tỷ
– Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ
– Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ
– Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ
– Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 4 tỷ
– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ
– Kinh doanh vận chuyển hàng không:
+ Khai thác đến 10 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế: 700 tỷ
+ Khai thác đến 10 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa: 300 tỷ
+ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế: 1.000 tỷ
+ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa: 600 tỷ
+ Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế: 1.300 tỷ
+ Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa: 700 tỷ
– Kinh doanh cảng hàng không:
+ cảng hàng không nội địa: 100 tỷ
+ cảng hàng không quốc tế: 200 tỷ
– Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ
– Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ
– Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ
– Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển: 50 tỷ
– Hoạt động thông tin tín dụng: 30 tỷ
– Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ: 5 tỷ
– Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ
– Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ
– Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: 6 tỷ
– Môi giới chứng khoán: 25 tỷ
– Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ
– Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ
– Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ
– Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam: 25 tỷ
– Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: 50 tỷ
– Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ: 50 tỷ
4. Vốn pháp định và vốn điều lệ khác nhau như thế nào:
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần
Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là những số vốn cần có khi tiến hành thành lập doanh nghiệp nhưng về bản chất, vốn điều lệ và vốn pháp định có những điểm khác nhau, cụ thể như sau:
– Vốn điều lệ là vốn áp dụng khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Còn vốn pháp định chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định (đặc biệt là các ngành nghề có liên quan đến tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng, ngân hàng, tín dụng,…)
– Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp sẽ không có giới hạn tối thiểu tối đa, tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của chủ doanh nghiệp khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Còn vốn pháp định sẽ có quy định cụ thể cố định đối với từng ngành, nghề nhất định
– Về mặt thời gian góp vốn:
+ Vốn điều lệ quy định sẽ phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Vốn pháp định: bắt buộc phải được góp đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nguyên tắc có vốn pháp định mới đăng ký kinh doanh được.
5. Ý nghĩa của vốn pháp định:
Thứ nhất, vốn pháp định là căn cứ, cơ sở để các doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được rằng doanh nghiệp mình đủ tiềm lực về mặt kinh tế để kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể.
Thứ hai, thường pháp luật quy định yêu cầu vốn pháp định trong một số ngành nghề cụ thể, ví dụ như kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất động sản… đây là những ngành nghề có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống ngân hàng hàng ngày của người dân nên việc quy định vốn pháp định ngoài chứng minh tiềm lực của doanh nghiệp ra, thì còn là cơ sở, căn cứ chứng minh đủ tiềm lực để có thể đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình. Do vậy, việc quy định này là đứng trên quyền lợi của khách hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng.