Quy định về tư vấn trong đấu thầu? Các khoản chi phí trong đấu thầu? Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong đầu thầu?
Theo quy định pháp luật thì đấu thầu là quá trình một chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của mình để thực hiện một công việc nhất định phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện nay, đấu thầu ngày càng được mở rộng và phát triển cùng với đó là sự hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về đấu thầu. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các vấn đề pháp lý về đấu thầu cơ quan nhà nước đã ban hành các bộ luật như Luật đấu thầu năm 2013và nghị định liên quan đến đầu tư, chi phí đầu tư để nhà thầu, nhà đầu tư có lựa chọn hợp lý khi tham gia đấu thầu.
Luật sư
1. Quy định về tư vấn trong đấu thầu
– Tư vấn các quy định của pháp luật: nhà tư vấn có trách nhiệm giải thích cũng như phân tích các quy định pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế liên quan đến đấu thầu như Luật đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho người muốn đấu thầu.
– Tư vấn lựa các hình thức đấu thầu
Theo quy định của Luật đấu thầu có 03 hình thức đấu thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu.
Theo đó:
+ Đấu thầu rộng rãi: là phương thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Đấu thầu hạn chế: áp dụng cho các gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu mới có thể đáp ứng;
+ Chỉ định thầu: áp dụng cho các trường hợp gói thầu cần để thực hiện để khắc phục ngay và xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự kiện bất khả kháng; gói thầu nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới hải đảo…;
+ Chào hàng cạnh tranh trong trường hợp gói thầu phi tư vấn thông dụng, đơn giản; gói thầu mua hàng hóa thông dụng; gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt…;
– Tư vấn chọn phương thức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư
+ Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;
+ Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;
+ Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ;
+ Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ;
– Tư vấn cho nhà thầu, chủ đầu tư lên kế hoạch đấu thầu :
+ Nhà tư vấn giúp chủ đầu tư lập hồ sơ mời thầu gửi đến các nhà thầu theo hình thức đầu thầu đã lựa chọn, bao gồm cả các hồ sơ yêu cầu đối với các gói thầu thuộc hình thức đầu thầu rộng rãi trong nước, quốc tế, EPC…
+ Tư vấn lập hồ sơ dự thầu hoàn thiện cho bên dự thầu.
+ Tư vấn cách thức đăng ký nhà thầu online
+ Dịch vụ hỗ trợ đăng tin và cung cấp thông tin đấu thầu.
+ Cung cấp cơ sở dữ liệu về thông tin đấu thầu;…
– Tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu: người tư vấn giúp người mở thầu đánh giá chính xác các yếu tố về tư cách tham gia dự thầu, các yêu cầu hình thức hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật, các yếu tố về vốn, kỹ thuật… để lựa chọn ra nhà thầu tốt nhất;
– Tư vấn các giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức đấu thầu
+ Tư vấn lập đơn kiến nghị khi thấy quyền và lợi ích của nhà thầu, nhà đầu tư bị ảnh hưởng;
+ Tư vấn giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;
+ Giải quyết kiến nghị tại cơ quan tố tụng liên quan đến các vấn đề trong đấu thầu.
Các hình thức tư vấn pháp luật, tư vấn đấu thầu bao gồm: tư ván gián tiếp thông qua gọi điện trực tiếp đến cơ sở, người tư vấn hoặc đến trực tiếp công ty để được tư vấn rõ ràng hơn
2. Các khoản chi phí trong đấu thầu?
Căn cứ theo Luật đấu thầu 2013 quy định về chi phí trong đấu thầu như sau:
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
+ Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;
+ Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;
+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;
+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.
– Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
+ Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;
+ Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;
+ Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;
+ Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.
– Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;
Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu bao gồm:
– Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
– Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
+ Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
+ Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
– Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
+ Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
+ Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
– Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
+ Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
+ Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
– Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
– Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.
– Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
– Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Như vậy, đối với việc lựa chọn đấu thầu thì nhà đầu tư phải mất các khoản chi phí trong đấu thầu như các khoản chi về lựa chọn nhà thầu, quá trình lựa chọn nhà thầu, chi phí lựa chọn nhà đầu tư,… theo đó các khoản chi phí này được quy định trong luật đấu thầu và các nghị định như Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
3. Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong đầu thầu
Căn cứ Điều 1
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian đối với gói thầu sử dụng vốn nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 1 của
Việc quy định định mức lương thuê chuyên gia tư vấn trong nước tư vấn gói thầu truyền thông, sử dụng vốn nhà nước hiện nay được quy định cụ thể tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH, theo đó, các quy định về mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước gồm có các nội dung: Mức lương theo tháng, theo tuần, theo ngày và theo giờ của chuyên gia tư vấn trong nước… Đối với mức lương theo tháng của chuyên gia tư vấn trong nước, theo quy định tại Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH chỉ áp dụng đối với chuyên gia tư vấn có bằng cấp đúng chuyên ngành tư vấn.
Hiện nay, không có quy định cụ thể về mức lương thuê chuyên gia tư vấn trong nước có kinh nghiệm trong chuyên ngành cần tư vấn nhưng không có bằng cấp đúng chuyên ngành tư vấn. Do đó, thì việc trả lương đối với chuyên gia tư vấn được căn cứ nội dung hợp đồng tư vấn đã ký kết giữa chuyên gia tư vấn và nhà thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, khối lượng, chất lượng công việc chuyên gia hoàn thành và quy chế trả lương của đơn vị.