Kinh doanh bảo hiểm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó có điều kiện về mức góp vốn. Dưới đây là quy định của pháp luật về mức góp vốn tối thiểu trong quá trình mở doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục lục bài viết
1. Quy định mức góp vốn tối thiểu mở doanh nghiệp bảo hiểm:
Hiện nay, pháp luật đã có quy định cụ thể về mức góp vốn tối thiểu để mở doanh nghiệp bảo hiểm. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có quy định cụ thể về vốn điều lệ tối thiểu. Cụ thể như sau:
– Vốn điều lệ tối thiểu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần phải được thực hiện như sau:
+ Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (ngoại trừ doanh nghiệp bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí), các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm sức khỏe cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí, cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí, cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 1.300 tỷ đồng Việt Nam.
– Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần phải được thực hiện như sau:
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe, thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 400 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh, thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 450 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh, thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng Việt Nam.
– Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 400 tỷ đồng Việt Nam.
– Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm cần phải được thực hiện như sau:
+ Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 900 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu là 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Quy định về vốn được cấp tối thiểu của các doanh nghiệp bảo hiểm:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vốn được cấp tối thiểu cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có quy định cụ thể về vốn được cấp tối thiểu. Cụ thể như sau:
– Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thực hiện như sau:
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 36 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, và bảo hiểm sức khỏe, theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có số vốn được cấp tối thiểu là 250 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh, theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có số vốn được cấp tối thiểu là 300 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh, theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có số vốn được cấp tối thiểu là 400 tỷ đồng Việt Nam.
– Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được thực hiện như sau:
+ Kinh doanh tái bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật, tiến hành thủ tục nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ, hoặc thực hiện cả 02 loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có số vốn được cấp tối thiểu là 400 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật, tiến hành thủ tục nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ, hoặc cả thực hiện 02 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có số vốn được cấp tối thiểu là 450 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật, tiến hành thủ tục nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe, theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có số vốn được cấp tối thiểu là 700 tỷ đồng Việt Nam.
3. Quy định về việc bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm:
Căn cứ theo Điều 37 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có quy định về quản lý vốn chủ sở hữu. Cụ thể như sau:
– Trong suốt quá trình hoạt động, các doanh nghiệp bảo hiểm và các chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bảo hiểm sẽ cần phải đảm bảo duy trì nguồn vốn chủ sở hữu. Đáp ứng được các nguyên tắc sau đây:
– Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bảo hiểm sẽ không được thấp hơn vốn pháp định được quy định cụ thể tại Điều 10 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
+ Cần phải đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cao hơn khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật.
– Hàng quý, căn cứ vào tình hình báo cáo tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện hoạt động đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 37 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định pháp luật trong thời gian 06 tháng được tính kể từ ngày kết thúc quý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
– Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
– Thông tư 67/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.