Quy định mới nhất về trường hợp cấp cứu bệnh nhân? Đi cấp cứu không mang thẻ bảo hiểm y tế?
Sức khỏe là một trong những tài sản quý giá và quan trọng của con người. Phải có sức khỏe thì con người mới tạo ra cho mình được các tài sản khác, mới có thể tham gia vào việc học tập, làm việc và thực hiện các dự định của bản thân. Chính bởi những vai trò quan trọng đó mà các quy định về việc khám chữa bệnh ngày càng được nhà nước ta quan tâm và phát triển đặc biệt là đối với những trường hợp người bệnh lâm vào tình trạng nguy kịch cần phải được cấp cứu. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định mới nhất về trường hợp cấp cứu bệnh nhân.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định mới nhất về trường hợp cấp cứu bệnh nhân:
Bất cứ ai trong chúng ta cũng biết những lợi ích của thẻ bảo hiểm y tế đối với người bệnh. Nó giúp ích rất nhiều về chi phí khám chữa cũng như tiền thuốc cho người bệnh nếu họ tham gia đóng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, để được hưởng số tiền bảo hiểm y tế đó cũng rất khó khăn. Trong nhiều trường hợp nguy cấp, người bệnh đã không thể đi đến khám đúng tuyến theo quy định được, và vấn đề vượt tuyến diễn ra rất phổ biến, và như vậy thì quyền lợi của họ đối với bảo hiểm y tế sẽ bị ảnh hưởng.
Bộ Y Tế đã ban hành ra
Theo Điều 11 của Thông tư số
“1. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”
Như vậy, trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật bao gồm hai trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp thứ nhất: Bác sĩ hoặc y sĩ trực tiếp tiếp nhận người bệnh thực hiện việc đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và phải ghi vào hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân đó.
– Trường hợp thứ hai: Sau giai đoạn cơ sở khám chữa bệnh điều trị cấp cứu, người bệnh sẽ được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã trực tiếp tiếp nhận cấp cứu người bệnh trước đó hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị đã ổn định.
Qua đó, ta nhận thấy, người bệnh có bảo hiểm y tế sẽ được cấp cứu tại bất kỳ bệnh viện nào, bác sĩ nơi tiếp nhận trực tiếp người bệnh đánh giá, ghi vào hồ sơ, bệnh án. Sau đó, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu hoặc được chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị.
Khi người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì chỉ cần có Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi. Giấy chuyển tuyến chỉ có giá trị sử dụng trong vòng mười ngày làm việc, kể từ ngày ký giấy.
2. Đi cấp cứu không mang thẻ bảo hiểm y tế:
2.1. Quy định về bảo hiểm y tế khi đi cấp cứu:
Theo Điều 15
Trong đó quy định cụ thể người bệnh phải phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, nếu thẻ không có ảnh, phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, thẻ học sinh,…
Hiện nay, khi đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì việc xuất trình các giấy tờ được thực hiện ngay khi làm thủ tục nhập viện. Nhưng với trường hợp cấp cứu, người bệnh không cần có ngay nhưng phải đảm bảo trước khi ra viện xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc căn cước công dân đối với cơ sở khám chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các cá nhân cấp cứu không mang thẻ bảo hiểm y tế khi nhập viện cấp cứu, người bệnh vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi liên quan đến bảo hiểm y tế, tuy nhiên trong trường hợp này trước khi ra viện xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, nếu đến khi ra viện vẫn các cá nhân vẫn không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế thì người bệnh chỉ được Quỹ bảo hiểm y tế giúp thanh toán trực tiếp một phần chi phí khám chữa bệnh của mình.
2.2. Trường hợp cấp cứu không mang thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán thế nào?
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi các cá nhân quên mang thẻ bảo hiểm y tế, người bị cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh vẫn được hưởng bảo hiểm y tế tại bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào nhưng mức thanh toán bảo hiểm y tế sẽ là khác nhau phụ thuộc vào việc khi ra viện người bệnh có xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế của mình hay không.
– Thứ nhất: Đối với trường hợp: Khi ra viện, xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ vào khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về trường hợp cấp cứu được xác định là khám chữa bệnh đúng tuyến.
Do đó, khi được xác định thuộc trường hợp cấp cứu, người bệnh sẽ được thanh toán theo mức hưởng của từng đối tượng được quy định tại Điều 22
– Bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các cá nhân sau: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– Bảo hiểm y tế chi trả 95% chi phí khám chữa bệnh đối với các cá nhân sau đây: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– Bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Cần lưu ý rằng đối với trường hợp nếu đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được trừ trực tiếp khi thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi họ ra viện.
Đối với những cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thì người bệnh phải tự mình thanh toán chi phí khi ra viện và được cơ sở này cung cấp các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám chữa bệnh để người bệnh làm thủ tục thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Thứ hai: Đối với trường hợp: Khi ra viện không xuất trình được thẻ bảo hiểm xã hội:
Theo khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế quy định, trong trường hợp khi ra viện không xuất trình được thẻ bảo hiểm xã hội, người bệnh được coi là khám chữa bệnh không đúng thủ tục (các cá nhân khám chữa bệnh được xác định là trường hợp cấp cứu nhưng không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc có thẻ bảo hiểm y tế nhưng lại không có giấy tờ chứng minh nhân thân hay căn cưới công dân theo quy định của pháp luật).
Theo khoản 4 Điều 30
Đối với trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, người bệnh được thanh toán trong phạm vi mức hưởng của từng đối tượng nhưng tối đa không quá khoản tiền cụ thể như sau:
Mức lương cơ sở năm 2021 được quy định cụ thể trong Nghị quyết số 128/2020/QH14 là: 1,49 triệu đồng/tháng.
– Đối với trường hợp ngoại trú tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tức là: 1,49 triệu đồng/tháng x 0,15 = 223.500 đồng.
– Đối với trường hợp nội trú 0,5 tối đa không quá lần mức lương cơ sở tức là: 1,49 triệu đồng/tháng x 0,5 = 745.000 đồng.