Thành viên hợp danh là gì? Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh? Quyền của thành viên hợp danh? Thành viên hợp danh có được góp vốn vào công ty khác không? Tại sao thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn?
Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp trên thị trường, mỗi loại hình doanh nghiệp đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm, trong đó có một loại hình doanh nghiệp cũng xuất hiện khá nhiều và đang được sự quan tâm đó chính là công ty hợp danh. Đúng như tên gọi của nó rất sễ hiểu chứng ta có thể hiểu hợp danh chính là sự góp vốn của các thành viên hợp danh tạo thành công ty hợp danh. Vậy thành viên hợp danh của công ty hợp danh được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Thành viên hợp danh là gì?
Căn cứ dựa trên điểm b khoản 1 điều 177
” b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;”
Theo đó có thể thấy thành viên hợp danh là nhân tố quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi thành viên hợp danh như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty.
2. Điều kiện trở thành thành viên hợp danh
2.1. Không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
Nếu như muốn trở thành thành viên hợp danh, các cá nhân tổ chức không được thuộc các trường hợp sau:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, điều kiện cần thiết ở đây để trở thành thành viên hợp danh đó là không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
2.2. Góp vốn theo đúng thỏa thuận và được ghi vào Điều lệ công ty
– Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Thành viên phải tiến hành chuyển quyền sở hữu phần vốn góp cho công ty:
Theo những điều đã nêu như trên thì không những không được thuộc các trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp mà còn phải đáp ứng thực hiện đầy đủ quy định về góp vốn.
3. Quyền của thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
i) Các quyền khác theo quy định.
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định rất chi tiết về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh, theo đó thành viên hợp danh có quyền dược tham gia đóng góp ý kiến của mình đối với các vấn đề của công ty. điều này rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng công ty có sự góp sức của các thành viên, ngoài ra còn quy định về việc nhân danh công ty để tiến hành những hoạt động của công ty, điều này cho thấy vai trò và vị trí của thành viên hợp danh rất được xem trọng và theo đó việc kinh doanh cũng có thể điều phối tốt hơn.
Ngoài ra thành viên hợp danh còn có quyền chia lợi nhuận đối với công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận tốt hơn, bên cạnh đó nếu gây ra những thiệt hại thì thành viên cũng có trách nhiệm bù đắp cho công ty. Pháp luật còn đưa ra quyền để bảo vệ thành viên của công ty hợp danh trong trường hợp phá sản công ty như được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp và các trường hợp rủi ro như thành viên hợp danh chết thì vẫn được hưởng phần lợi cho người thừa kế đứng ra hưởng.
4. Thành viên hợp danh có được góp vốn vào công ty khác không?
Căn cứ dựa trên quy định tại khoản 3 điều 17 luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể thì :
“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”
Như vậy dựa vào các quy định trên thì công ty hợp danh, có tư cách pháp nhân và không thuộc trường hợp cấm góp vốn, mua cổ phần. Như vậy nên công ty hợp danh có quyền góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp.
5. Tại sao thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn?
Thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật thì phải là cá nhân và mỗi thành viên hợp danh phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh. Theo quy định thì hành viên hợp danh phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho công ty hợp danh. Theo đó, công ty hợp danh có tài sản độc lập, khi công ty hợp danh hoạt động bình thường, công ty có khả năng tự chịu mọi trách nhiệm bằng tài sản của công ty thì nghĩa vụ của công ty hoàn toàn không liên quan đến tài sản của các thành viên hợp danh. Trường hợp tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh mới được sử dụng đến.
Theo đo có thể thấy những thành viên hợp danh có trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty. Với mục đích đảm bảo thành viên hợp danh dành toàn bộ tài sản chịu trách nhiệm cho công ty hợp danh của mình pháp luật đã quy định cấm không cho thành viên hợp được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và cấm những thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác làm chủ doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định mới về thành viên hợp danh của công ty hợp danh” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.