Theo quy định của pháp luật hiện nay, thuế nội địa là khái niệm để chỉ các khoản thuế đánh vào tất cả các đối tượng liên quan tới công dân, hoạt động và tài sản trong nước. Theo đó, mã tài khoản kế toán thuế nội địa là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là quy định của pháp luật mới nhất về mã tài khoản kế toán thuế nội địa.
Mục lục bài viết
1. Quy định mới về mã tài khoản kế toán thuế nội địa:
Trước hết, thuế nội địa là các khoản thuế đánh vào các đối tượng liên quan tới công dân, hoạt động và tài sản trong nước. Có thể kể đến một số sắc thuế nội địa như sau:
– Thuế thu nhập, thuế tiêu thụ;
– Thuế pháp nhân, thuế môn bài;
– Thuế giao dịch tài chính, thuế mua bán nhà đất;
– Thuế tài sản, lệ phí phòng cháy chữa cháy, lệ phí đăng ký ôtô/xe máy, lệ phí công chứng …
Đó là một trong những sắc thuế nội địa đánh vào cá nhân, công ty, hoạt động hoặc đánh vào tài sản. Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa cũng đã nêu rõ, công tác kế toán thuế nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hỗ trợ công tác quản lý thuế của các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, hoạt động kế toán thuế nội địa được thực hiện liên tục và có hệ thống, cần phải tuân thủ theo trình tự và thủ tục luật định. Kế toán thuế nội địa sẽ bao gồm các công việc cơ bản sau:
– Thu thập và xử lý thông tin đầu vào, lập các loại chứng từ liên quan đến kế toán thuế;
– Thực hiện hoạt động ghi sổ kế toán thuế theo quy định của pháp luật;
– Lập báo cáo cần thiết đáp ứng nhu cầu quản lý thuế nội địa và phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ kế toán Việt Nam;
– Lưu trữ hồ sơ, theo dõi thông tin, cung cấp thông tin, lưu trữ tài liệu về kế toán thuế.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mã tài khoản kế toán thuế nội địa. Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa, có quy định cụ thể về mã tài khoản kế toán. Cụ thể như sau:
– Mã tài khoản kế toán là số liệu được sử dụng để ghi chép, phản ánh, hạch toán đối với số tiền phải thu, đã thu, phải hoàn, đã hoàn, miễn giảm, khoanh nợ, xóa nợ đối với các nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan theo đối tượng kế toán thuế căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa;
– Có thể phân loại tài khoản kế toán thuế nội địa như sau:
+ Tài khoản kế toán thuế nội địa loại 1 – là tài khoản phải thu. Đây là tài khoản phản ánh số thuế phải thu, số thuế đã thu, số thuế còn phải thu, khoanh nợ của các cơ quan thuế đối với người nộp thuế hoặc tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu;
+ Tài khoản kế toán thuế nội địa loại 3 – là tài khoản thanh toán và phải trả. Đây là tài khoản phản ánh số thuế mà các cơ quan thuế cần phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp thuế hoặc cho các tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu, tài khoản này phản ánh tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thu và các khoản tiền cần phải hoàn của cơ quan thuế;
+ Tài khoản kế toán thuế nội địa loại 7 – là tài khoản thu. Đây là các tài khoản phản ánh số tiền thu thuế của các cơ quan thuế có thẩm quyền;
+ Tài khoản kế toán thuế nội địa loại 8 – là tài khoản phải hoàn, miễn, giảm hoặc xóa nợ. Đây là các tài khoản phản ánh số thuế giá trị gia tăng, phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật, phản ánh số thuế miễn giảm hoặc xóa nợ cho người nộp thuế theo quyết định của các cơ quan thuế hoặc theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khác.
Cụ thể, danh mục mã tài khoản kế toán thuế nội địa theo từng loại khác nhau bao gồm:
Số thứ tự | Số hiệu tài khoản cấp 1 | Tên tài khoản |
LOẠI 1 – PHẢI THU | ||
1 | 131 | Phải thu từ người nộp thuế |
2 | 132 | Phải thu từ vãng lai của người nộp thuế |
3 | 133 | Phải thu từ ủy nhiệm thu thuế |
4 | 137 | Phải thu từ trực tiếp thu bằng biên lai |
5 | 138 | Phải thu từ phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế |
6 | 139 | Khoanh nợ thuế |
7 | 142 | Phải thu từ thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
LOẠI 3 – THANH TOÁN VÀ PHẢI TRẢ | ||
8 | 331 | Thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thu |
9 | 332 | Thanh toán với ngân sách nhà nước về hoàn thuế giá trị gia tăng, về hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
10 | 338 | Khoản thu phân bổ tại các cơ quan thuế khác |
11 | 341 | Phải trả người nộp thuế do hoàn nộp thừa |
12 | 342 | Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
13 | 348 | Phải trả do hoàn nộp thừa của các khoản thu được nhận phân bổ |
LOẠI 7 – THU | ||
14 | 711 | Thu thuế |
LOẠI 8 – HOÀN, MIỄN, GIẢM, XÓA NỢ | ||
15 | 812 | Hoàn thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
16 | 818 | Miễn thuế, giảm thuế |
17 | 819 | Xóa nợ thuế |
2. Phương pháp hạch toán kế toán thuế nội địa đối với từng loại nghiệp vụ quản lý thuế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa, có quy định cụ thể về mã tài khoản kế toán. Cụ thể như sau:
– Trong quá trình thực hiện thủ tục kế toán thuế, tổng cục trưởng Tổng cục thuế là chủ thể có thẩm quyền được phép bổ sung tài khoản kế toán thuế chi tiết từng cấp 02 trở đi cho các tài khoản đã được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 24 của Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa, nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý thuế. Quá trình thêm mới, sửa đổi, bổ sung danh mục tài khoản kế toán thuế cấp 01 sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính quyết định dựa trên cơ sở đề xuất của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế;
– Dựa trên Phần hệ kế toán thuế được phép thiết lập các tài khoản trung gian để tiến hành thủ tục hạch toán kế toán, tuy nhiên không được phép làm thay đổi tính chất của nghiệp vụ quản lý thuế được hạch toán, đồng thời cần phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc chung về hệ thống tài khoản căn cứ theo quy định tại Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa. Tài khoản trung gian bắt buộc phải được tất toán số dư ngay lập tức sau khi nghiệp vụ quản lý thuế đã hoàn thành, đồng thời không được kết chuyển sang năm kế toán tiếp theo;
– Nội dung và kết cấu tài khoản kế toán sẽ được quy định cụ thể tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa;
– Tổng cục trưởng Tổng cục thuế là chủ thể có thẩm quyền quy định cụ thể phương pháp hạch toán kế toán thuế đối với từng loại nghiệp vụ quản lý thuế sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý thuế, phù hợp với quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, phù hợp với hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình công tác kế toán thuế, phù hợp với quy định tại Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế là chủ thể có trách nhiệm quy định phương pháp hạch toán kế toán thuế đối với từng loại nghiệp vụ quản lý thuế.
3. Tài khoản kế toán thuế nội địa cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa, có quy định cụ thể về yêu cầu của tài khoản kế toán thuế. Cụ thể như sau:
– Nội dung tài khoản kế toán thuế được thiết kế phải phù hợp với quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, pháp luật kế toán, luật quản lý thuế, luật tổ chức bộ máy kế toán thuế và tổ chức thông tin của các cơ quan thuế các cấp;
– Cần phải phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính liên quan đến nghiệp vụ quản lý thuế và thanh toán với ngân sách nhà nước của cơ quan quản lý thuế các cấp;
– Thuận lợi trong quá trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, khai thác thông tin bằng ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng để có thể tự động trao đổi, nhận dữ liệu về quản lý thu ngân sách nhà nước trong ngành tài chính giữa Phần hệ kế toán thuế với các hệ thống thông tin về vấn đề quản lý thu ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
– Thông tư 111/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa;
– Công văn 408/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc triển khai các nghiệp vụ liên quan đến công tác kế toán thuế đáp ứng Thông tư 111/2021/TT-BTC.
THAM KHẢO THÊM: