Quy định mới về mã số doanh nghiệp? Cách tra cứu mà số doanh nghiệp? Quy định mới về cấp, sử dụng và tra cứu mã số doanh nghiệp?
Trong thời buổi đất nước đang hướng tới việc phát triển kinh tế bằng các hình thức kinh doanh, chính bởi lẽ đó mà sự xuất hiện của các doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc vừa và nhỏ được thành lập là rất nhiều. Khi cách doanh nghiệp, công ty ngày càng được thành lập rất nhiều rất rễ gây ra những rắc rối, phức tạp cho việc quản lý của cơ quan nhà nước trong vấn đề quản lý của mình. Đã dự liệu được trước vấn đề đó, mà pháp luật hiện hành nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp và các băn bản bản pháp luật khác ban hành kèm theo để thực hiện việc quản lý doanh nghiệp bằng mã số doanh nghiệp.
Chính vì quy định này mà đối với mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh thì sẽ được cấp mỗi mã doanh nghiệp riêng và đây cũng là mã thuế của doanh nghiệp đó. Vậy pháp luật này đã quy định về mã số doanh nghiệp có nội dung gì? Cách tra cứu mà số doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
1. Quy định mới về mã số doanh nghiệp:
Trên cơ sở quy định tại Điều 8, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã quy định về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
6. Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
9. Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp”.
Bên cạnh quy định được nêu ra thì chúng ta có thể nhận biết được rằng theo quy định của pháp luật hiện hành thì mã số doanh nghiệp đồng thời dưới góc độ pháp lý này được xác định là mã số thuế của doanh nghiệp. Chính vì thế mà công dụng của mã số doanh nghiệp theo như quy định cũng được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác, qua đó các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp. Việc này đã và đang được quy định cụ thể, theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp được hiểu như sau:
“Điều 29. Mã số doanh nghiệp
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”.
Như vậy, nếu như trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã lần đầu tiên quy định về vấn đề mã số doanh nghiệp mà trước đó theo như quy định tại
Với doanh nghiệp, việc mã số doanh nghiệp được luật hóa, đã chính thức rút gọn các thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải làm. Thay vì vừa phải làm hồ sơ đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vừa phải đăng ký mã số thuế, thì giờ đây, khi được cấp mã số doanh nghiệp là doanh nghiệp đã đồng thời hoàn thành hai thủ tục đó. Cũng sẽ không còn tình trạng doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh vì lý do không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 nữa.
Với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thuế và doanh nghiệp, việc quản lý hệ thống doanh nghiệp, việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng trở nên thuận tiện hơn. Mọi thông tin đều được quản lý công khai và thống nhất trên hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quy định mới về mã số doanh nghiệp cũng dẫn đến một cuộc “cách mạng” đối với con dấu doanh nghiệp. Nếu như trước đây, doanh nghiệp phải đăng ký khắc con dấu với cơ quan Công an, thì khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Bởi nội dung con dấu đã thể hiện những thông tin: tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Với quy định mới này, doanh nghiệp sẽ được giảm bớt thủ tục phức tạp liên quan đến con dấu, được tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm đối với con dấu của doanh nghiệp mình.
2. Cách tra cứu mà số doanh nghiệp:
Trên cơ sở quy định của pháp luật Doanh nghiệp hiện hành thì đối với việc mà một doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp khi bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Bởi vì lý do doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế như giai đoạn mà doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chưa bị ra quyết định chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước đó, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định mới kể từ khi Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hiệu lực thi hành đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được ban hành và có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số theo quy định, doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Phòng Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp hiện hành.
Sau khi doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và được cấp mã số thuế của doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì khi muốn thực hiện việc tra cứu mã số thuế của doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì khách hàng muốn tra cứu mã số doanh nghiệp có thể truy cập vào: dangkykinhdoanh.gov.vn của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia sau đó thực hiện theo các thao tác tìm kiếm ngay trên tay phải của trang chủ.
Tiếp theo đó thì trên màn hình Khách hàng chỉ cần chọn vào mục tìm doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp sau đó nhập chính xác tên công ty mình cần tra cứu và nhấp vào ô tìm kiếm trên hệ thống sẽ hiển thị lên các thông tin liên quan đến:
– Tên doanh nghiệp,
– Tên doanh nghiệp viết tắt,
– Tình trạng hoạt động doanh nghiệp,
– Mã số doanh nghiệp,
– Loại hình pháp lý,
– Người đại diện pháp luật,
– Địa chỉ trụ sở,
– Ngành nghề hoạt động…
Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp Doanh nghiệp muốn tra cứu thông tin doanh nghiệp của mình thì còn có thể tra cứu thông qua cách Truy cập vào TNCNONLINE.COM.VN chọn Tra cứu Mã số thuế rồi chọn đăng nhập tài khoản doanh nghiệp. Sau đó tiếp tục thao tác Điền Chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nhấp vào ô tìm kiếm. Kết quả nhận được sẽ là tất cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp sẽ được hiển thị một cách rõ ràng, chính xác đúng như trong giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Quy trình tra cứu mã số doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào TNCNONLINE.COM.VN
Sau khi truy cấp vào, người tra cứu sẽ chọn Tra cứu MST
Bước 2: Chọn mục doanh nghiệp
Bước 3: Điền thông tin theo yêu cầu trong mục
Thông tin cần điền là Chứng minh thư/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp (mã số trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Bước 4: Điền dãy chữ và số màu đỏ trong hình chữ nhật bên dưới vào ô Xác nhận thông tin.
Bước 5: Bấm vào ô Tìm kiếm
Như vậy có thể thấy rằng, khi muốn tra cứu mã số của doanh nghiệp thì khách hàng hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện việc tra cứu thông tin trên trang TNCNONLINE.COM.VN chuyên dụng để quản lý mã số doanh nghiệp của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo như quy định của pháp luật Doanh Nghiệp năm 2020. Tiếp theo đó thì sẽ thực hiện theo như các bước đã được nêu ra cụ thể trong nội dung quy trình tra cứu mã số doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước như đã được nêu ra ở trên.