Thủ tục cấp hộ chiếu là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xuất nhập cảnh của các chủ thể. Vậy câu hỏi đặt ra: Bao nhiêu tuổi thì sẽ được làm hộ chiếu, và quy định của pháp luật trong việc làm hộ chiếu cho trẻ em được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bao nhiêu tuổi thì được làm hộ chiếu?
Hộ chiếu là chế định không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Hộ chiếu chính là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Chính phủ cấp cho công dân của một quốc gia nào đó để công dân đó có thể xuất cảnh sang quốc gia khác, thậm chí là hộ chiếu cũng được sử dụng để công dân đó nhập cảnh trở lại quốc gia mà mình mang quốc tịch. Vì thế có thể coi hộ chiếu như một loại giấy tờ không thể thiếu, một loại giấy tờ thông hành và là chứng minh thư nhân dân bản quốc tế của bất kỳ một thông tin nào. Hộ chiếu cung cấp những thông tin cần thiết về một cá nhân cụ thể như ảnh, họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp hộ chiếu, ngày hết hạn hộ chiếu, quốc tịch của công dân, chữ ký hộ chiếu … của chủ sở hữu hộ chiếu đó.
Vì thế hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Bao nhiêu tuổi thì sẽ được làm hộ chiếu? Tuy nhiên căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân không phân biệt độ tuổi đều có quyền xin cấp hộ chiếu phổ thông. Riêng đối với trường hợp đặc biệt đó là trẻ em 14 tuổi có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu chung cùng với cha mẹ của họ, cấp hộ chiếu chung cùng với người giám hộ hợp pháp hoặc cấp hộ chiếu riêng dành cho trẻ em.
Vì thế theo nguyên tắc thông thường thì bất kỳ trẻ em nào từ khi sinh ra và có giấy khai sinh theo quy định của pháp luật thì trẻ em đó đó có quyền được xin cấp hộ chiếu. Căn cứ theo quy định tại Thông tư
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho chủ thể là công dân khi họ từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ có thời hạn là 10 năm theo quy định của pháp luật;
– Hộ chiếu phổ thông khi cấp cho chủ thể được xác định là trẻ em dưới 14 tuổi sẽ có giá trị không quá 05 năm được tính kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không được gia hạn theo quy định của pháp luật;
– Các chủ thể được xác định là trẻ em dưới 9 tuổi sẽ được cấp hộ chiếu chung với cha mẹ của họ khi có đề nghị của cha hoặc đề nghị của mẹ, trong trường hợp này thì hộ chiếu của các chủ thể đó sẽ có thời hạn theo quy định của pháp luật là 05 năm và không được phép gia hạn;
– Trẻ em từ đủ 09 tuổi đến dưới 14 tuổi không gấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì hộ chiếu đó sẽ được cấp riêng và sẽ có thời hạn là 05 năm theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về làm hộ chiếu cho trẻ em:
2.1. Khái quát về hộ chiếu cho trẻ em:
Hộ chiếu cho trẻ em là khái niệm để chỉ loại hộ chiếu phổ thông được cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật, hộ chiếu này được cấp cho những công dân Việt Nam có độ tuổi là người dưới 14 tuổi (hay thường còn được xác định là trẻ em).
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hộ chiếu được cấp cho trẻ em sẽ chia thành một số giai đoạn cơ bản, cụ thể như sau:
– Giai đoạn trẻ em từ 0 đến 9 tuổi, theo quy định của pháp luật thì giai đoạn này vẫn sẽ được làm hộ chiếu cho trẻ em, trẻ em có thể làm hộ chiếu riêng hoặc góp chung hộ chiếu đó trong hộ chiếu của bố hoặc hộ chiếu của mẹ hoặc hộ chiếu của người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó phù hợp với quy định của pháp luật;
– Giai đoạn trẻ em từ 09 tuổi đến dưới 14 tuổi, trong giai đoạn này thì pháp luật bắt buộc trẻ em phải làm hộ chiếu riêng và không được góp chung hộ chiếu với bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
Ngoài ra còn có thể thấy, thời hạn sử dụng hộ chiếu phổ thông được cấp cho những chủ thể được xác định là trẻ em dưới 14 tuổi sẽ không quá 05 năm được tính kể từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hộ chiếu đó và không được tiếp tục gia hạn theo quy định của pháp luật. Đặc biệt trong trường hợp hộ chiếu được cấp chung cho trẻ em dưới 09 tuổi cùng với những công dân Việt Nam khác thì cũng sẽ có giá trị sử dụng hộ chiếu này là trong vòng 05 năm. Cụ thể về việc xác định thời hạn của hộ chiếu này như sau:
– Thời hạn của hộ chiếu này sẽ được giữ nguyên nếu như hộ chiếu đó còn thời hạn không vượt quá 05 năm theo quy định của pháp luật;
– Nếu như hộ chiếu còn thời hạn trên mức 05 năm thì sẽ được điều chỉnh thời hạn của hộ chiếu xuống còn 05 năm theo quy định của pháp luật.
2.2. Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em:
Nhìn chung thì thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em sẽ phải trải qua một số giai đoạn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ đây làm hộ chiếu cho trẻ em. Cơ bản sẽ bao gồm những giấy tờ cụ thể như: Tờ khai hộ chiếu theo mẫu được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản sao có chứng thực giấy khai sinh của trẻ em kèm theo bản chính để đối chiếu, giấy tờ tùy thân của bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp … và một số giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai hộ chiếu cho trẻ em theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và đặc biệt trong tờ khai này sẽ do cha hoặc mẹ tiến hành ký, sau đó dán ảnh của trẻ em lên hồ sơ.
Bước 3: Xin xác nhận từ phía cơ quan công an, các chủ thể sẽ ra trụ sở của công an xã phường nơi thường trú hoặc tạm trú của trẻ em xin cấp hộ chiếu để xin xác nhận của công an vào tờ khai và đóng dấu giáp lai trên ảnh của trẻ em.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ xin hộ chiếu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể sẽ nộp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc cơ quan Công an tỉnh. Thời gian để làm hộ chiếu cho trẻ em sẽ kéo dài trong khoảng 08 ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Đến nhận hộ chiếu trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh.
3. Lệ phí cấp hộ chiếu được quy định như thế nào?
Mức thu lệ phí cấp hộ chiếu được thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC về lệ phí trong xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam, cụ thể như sau:
STT | Nội dung | Mức thu (Đồng/lần cấp) |
1 | Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) |
|
a | Cấp mới | 200.000 |
b | Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất | 400.000 |
c | Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự | 100.000 |
2 | Lệ phí cấp giấy thông hành |
|
a | Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào hoặc Việt Nam – Campuchia | 50.000 |
b | Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc | 50.000 |
c | Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cấp cho công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc | 5.000 |
d | Giấy thông hành xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam sang công tác, du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam | 50.000 |
3 | Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh |
|
a | Cấp giấy phép xuất cảnh | 200.000 |
b | Cấp công hàm xin thị thực | 10.000 |
c | Cấp thẻ ABTC của thương nhân APEC |
|
| – Cấp lần đầu | 1.200.000 |
| – Cấp lại | 1.000.000 |
4 | Lệ phí cấp tem AB | 50.000 |
Ngoài ra pháp luật hiện nay còn quy định một số trường hợp được miễn lệ phí khi tiến hành hoạt động cấp hộ chiếu. Cụ thể sẽ miễn lệ phí cấp hộ chiếu đối với các trường hợp như: Các trường hợp được xác định là người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không có hộ chiếu theo quy định của pháp luật, người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo quy định được ghi nhận trong điều ước quốc tế hoặc theo thỏa thuận quốc tế của các quốc gia về việc nhận trở lại công dân tuy nhiên các chủ thể này lại không có hộ chiếu, hoặc một số trường hợp khác xuất phát từ lý do nhân đạo … thì nhà nước cũng miễn lệ phí khi cấp hộ chiếu đối với các chủ thể này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
– Thông tư 25/2021/TT-BTC về lệ phí trong xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.