Rượu là một trong số các loại hàng hóa và chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật. Dưới đây là quy định mới nhất về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu.
Mục lục bài viết
1. Quy định mới về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022 thì có thể thấy, căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được xác định là giá tính thuế của các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Theo đó, số thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ phải nộp của rượu sẽ được tính bằng công thức như sau:
Trong đó, pháp luật cũng đã quy định cụ thể về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại hàng hóa và dịch vụ sẽ được xác định là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ trên thực tế, tuy nhiên, chưa bao gồm các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể được quy định như sau:
Thứ nhất, đối với các loại hàng hóa, rượu sản xuất trong nước, rượu nhập khẩu: Là giá do các cơ sở sản xuất và cơ sở nhập khẩu bán ra. Trong trường hợp giá bán của các cơ sở sản xuất và các cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, thì cơ quan thuế sẽ thực hiện hoạt động ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)) / (1+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)
Thứ hai, đối với các loại hàng hóa, rượu nhập khẩu tại khâu nhập khẩu: là giá tính thuế nhập khẩu, sau đó cộng với thuế nhập khẩu. Trong trường hợp các loại hàng hóa nhập khẩu được miễn và giảm thuế nhập khẩu thì theo quy định của pháp luật, giá tính thuế sẽ không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn và giảm đó. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu sẽ được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.
Thứ ba, đối với các loại rượu, các loại hàng hóa gia công: là giá tính thuế của các loại hàng hóa bán ra của các cơ sở gia công hoặc giá bán của các sản phẩm cùng loại, hoặc các sản phẩm tương đương tại cùng thời điểm bán hàng trên thị trường.
Thứ tư, đối với các loại hàng hóa, rượu dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu hoặc tặng cho: là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của các loại hàng hóa và dịch vụ cùng loại, hoặc các loại hàng hóa và dịch vụ tương đương khác trên thị trường tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Cần phải lưu ý, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại hàng hóa và dịch vụ quy định nêu trên sẽ bao gồm cả các khoản thu thêm, thu được mà cơ sở kinh doanh được hưởng trên thực tế.
2. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nói chung và của rượu nói riêng. Căn cứ theo
Số thứ tự | Hàng hóa, dịch vụ | Thuế suất (%) |
I | Hàng hóa |
|
1 | Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá | 75 |
2 | Rượu |
|
| a) Rượu từ 20 độ trở lên | 65 |
| b) Rượu dưới 20 độ | 35 |
3 | Bia | 65 |
Căn cứ theo Văn bản hợp nhất luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022 và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan, có thể nói rượu là một trong số các loại hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy vào tính chất và các loại rượu khác nhau, mức thuế suất áp dụng cho các loại rượu nó cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Đối với những loại rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ thì loại rượu đó sẽ phải chịu mức thuế suất là 35%;
– Đối với những loại rượu có nồng độ cồn trên 20 độ thì loại rượu đó sẽ phải chịu mức thuế suất là 65%.
3. Khi nào được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu?
Theo quy định của pháp luật, các cơ sở nộp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở các sản phẩm có nồng độ cồn, trong đó có rượu nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Sản phẩm có nồng độ cồn đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Sản phẩm có nồng độ cồn được sử dụng làm nguyên liệu để pha chế rượu;
– Có một trong những chứng từ chứng minh đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, đó có thể là biên lai nộp thuế, hoặc giấy vận chuyển hàng hóa đã nộp thuế, hoặc hóa đơn bán hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính phát hành, hoặc đã đăng ký tại các cơ quan thuế.
Như vậy có thể nói, để có thể được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt ở rượu thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên. Các chủ thể trong xã hội sẽ được khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu khi thuộc một trong những trường hợp luật định. Khi đó, để được khấu trừ, cần phải cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người yêu cầu khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu sẽ cần phải cung cấp cho các cơ quan thuế các loại chứng từ chứng minh như biên lai, giấy vận chuyển hàng hóa đã nộp thuế trước đó, hoặc hóa đơn bán hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính phát hành hoặc đã thực hiện thủ tục đăng ký tại các cơ quan thuế. Mức khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính theo công thức như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sau | = | Số lượng rượu tiêu thụ | x | Giá tính thuế đơn vị | x | Thuế suất | – | Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp của cồn ở sản phẩm rượu tiêu thụ (nếu có) |
Trong đó:
Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp của cồn ở sản phẩm rượu tiêu thụ | = | Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở cồn tồn kho đầu kỳ | + | Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp của cồn nhập kho trong kỳ | x | Sản lượng cồn thực tế đã dùng đểpha số rượu đã tiêu thụ |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH 2022 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Nghị định 100/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 49/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 146/2017/NĐ-CP.