Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ là gì? Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?
Quân đội là lực lượng vũ trang tập trung, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân tiến lên xây dựng đất nước. Để thực hiện được điều đó thì quân đội được tổ chức chặt chẽ và có những quy chế, quy định cần phải nghiêm ngặt tuân thủ. Tuy nhiên, trong quân đội cũng không ít những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, một trong số đó là hành vi cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ. Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và người phạm tội phải bị xử lý hình sự. Vậy tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ là gì và được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hính sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
– Luật Quốc phòng năm 2018
– Thông tư liên tịch 01/2003 của
1. Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ là gì?
Cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ được hiểu là hành vi của quân nhân tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh gây trở ngại khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ của đồng đội (như cất giấu vũ khí, tài liệu, phương tiện…) hoặc tác động đến quân nhân đang thực hiện nhiệm vụ bằng các hình thức như dùng vũ lực đe dọa, ép buộc không cho quân nhân đó (đồng đội) thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân bằng hành vi cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao.
2. Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ tiếng Anh là gì?
Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ trong tiếng Anh là “Obstruction of companions from carrying out their duties”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ
Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 396
“Điều 396. Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ
1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
4. Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm
Tội phạm cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao.
Đồng đội là các quân nhân không phân biệt cấp bậc, chức vụ, cùng biên chế hay không cùng biên chế trong cùng một đơn vị.
Hành vi cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc thủ đoạn khác cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao.
Mặt chủ quan của tội phạm
Nếu như mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thì mặt chủ quan của tội phạm chính là những biểu hiện bên trong của tội phạm khi thực hiện hành vi phạm tội. Những yếu tố thuộc mặt chủ quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc định khung hình phạt, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và là người có dấu hiệu được quy định ở Điều 392 BLHS như sau:
– Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng;
Quân nhân tại ngũ (quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ) là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Công nhân viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
– Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện;
Quân nhân dự bị (quân nhân chuyên nghiệp dự bị) trong thời gian tập trung huấn luyện là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của
– Dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu;
Dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu là công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ được giao cho đơn vị quân đội khi có nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu để tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của đơn vị quân đội.
– Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội là công dân được cấp có thẩm quyền ra quyết định trưng tập vào phục vụ Quân đội.
Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội bao gồm: công nhân Quốc phòng (do
Công dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định vào phục vụ Quân đội khi có lệnh tổng động viên, động viên cục bộ; có chiến tranh; có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ.
5. Hình phạt
Khung hình phạt tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tại khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
Phạm tội thuộc trường hợp người phạm tội là chỉ huy là trường hợp phạm tội mà người phạm tội là cán bộ quân đội có chức vụ từ trung đội trưởng và tương đương trở lên, được giao phụ trách cơ quan, đơn vị thuộc quyền, có những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thuộc cơ quan, đơn vị đó.
Phạm tội thuộc trường hợp người phạm tội là sĩ quan là trường hợp phạm tội mà người phạm tội là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp uý, cấp tá, cấp tướng và tương đương. Sĩ quan bao gồm sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
– Lôi kéo người khác phạm tội: Lôi kéo người khác phạm tội là kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác phạm tội cùng với mình.
– Dùng vũ lực: Dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất, có thể gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của người khác.
– Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng: có thể là gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản, về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đến những lợi ích phi vật chất khác.
Khung hình phạt tại khoản 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Trong chiến đấu: Phạm tội trong chiến đấu là phạm tội trong thời gian người phạm tội trực tiếp chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu.
– Trong khu vực có chiến sự: Phạm tội trong khu vực có chiến sự là phạm tội trong khu vực đang có các hoạt động tác chiến quân sự giữa ta và địch.
– Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn:
Thực hiện nhiệm vụ cứu hộ là thực hiện nhiệm vụ cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn.
Thực hiện nhiệm vụ cứu nạn là thực hiện nhiệm vụ cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn.
– Trong tình trạng khẩn cấp: Phạm tội trong tình trạng khẩn cấp là phạm tội trong tình trạng đất nước có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: có thể là gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản, về vũ khí, phương tiện ký thuật quân sự hoặc gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến những lợi ích phi vật chất khác.