Quy định về xe kinh doanh vận tải. Đối tượng phải lắp camera trên xe kinh doanh vận tải. Điều kiện, yêu cầu của camera được lắp trên xe. Quy chuẩn sử dụng và lắp đặt camera trên xe. Xe kinh doanh vận tải không lắp camera giám sát thì bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay, pháp luật đưa ra quy định về việc bắt buộc phải lắp camera hành trình trên các phương tiện giao thông với mục đích để nắm bắt và bảo đảm an toàn giao thông một cách hiệu quả nhất. Mời bạn đọc tham khảo quy định mới nhất về lắp camera trên xe kinh doanh vận tải:
Mục lục bài viết
1. Quy định về xe kinh doanh vận tải:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hiểu là việc thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ gồm thực hiện các khâu như trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải với mục đích là lợi nhuận.
Các loại kinh doanh vận tải bao gồm:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
– Vận tải trung chuyển hành khách.
2. Đối tượng phải lắp camera trên xe kinh doanh vận tải:
Đối tượng phải lắp camera bao gồm:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ trở lên
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo
Căn cứ theo quy định của pháp luật, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Cụ thể là:
– Thời điểm trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên yêu cầu phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông
Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
+ Xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét: tối thiểu 24 giờ gần nhất
+ Xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét: tối thiểu 72 giờ gần nhất
Dữ liệu hình ảnh được cung cấp một cách bảo đảm giám sát công khai, minh bạch cho
– Thời điểm trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông
Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
+ Xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét: tối thiểu 24 giờ gần nhất
+ Xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét: tối thiểu 72 giờ gần nhất
3. Điều kiện, yêu cầu của camera được lắp trên xe:
Camera được lắp trên xe phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
– Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
– Phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi bị mất nguồn điện, đảm bảo dữ liệu không bị mất, không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định; chức năng truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định; chức năng thông báo trạng thái hoạt động của camera, thông báo trạng thái truyền dữ liệu về máy chủ. Trong trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, camera phải có khả năng lưu trữ và gửi lại đầy đủ dữ liệu về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại
– Định dạng của video tại camera lắp trên xe theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (toạ độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p
+ Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm)
+ Dữ liệu hình ảnh được trích xuất từ toàn bộ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ khi xe chạy (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải. Định dạng hình ảnh truyền về máy chủ theo chuẩn .JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640×480 pixel
+ Các dữ liệu được ghi và lưu giữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xoá hoặc không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định
+ Cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho
+ Tuân thủ quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu của hành khách theo quy định pháp luật
Lưu ý: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-Cp về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó, yêu cầu xe kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp thiết bị giám sát hành trình có camera. Theo đó, những đối tượng xe kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thời gian áp dụng thực hiện bắt đầu từ ngày 01/07/2023.
4. Quy chuẩn sử dụng và lắp đặt camera trên xe:
Theo quy định, đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình
Khi lắp camera trên xe, đơn vị kinh doanh vận tải phải niêm yết hướng dẫn sử dụng ở vị trí dễ quan sát để cho người lái xe theo dõi, cụ thể phải có những nội dung sau:
– Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe
– Trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua tín hiệu, báo hiệu
– Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị đọc dữ liệu
Quy chuẩn lắp camera phải đảm bảo không can thiệp bất hợp pháp cũng như làm thay đổi việc ghi hình ảnh trung thực trên xe
Nguyên tắc nghiêm cấm các hành vi của người lái xe hoặc đơn vị vận chuyển sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô
5. Xe kinh doanh vận tải không lắp camera giám sát thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm c Khoản 3 Điều 24
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô
– Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải (quy định tại Điều 28
+ Đối cá nhân phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng; đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải phạt từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng khi có hành vi:
Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (bao gồm, cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô
Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô theo quy định, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
– Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 – 03 tháng.