Xe máy chuyên dùng gồm có các loại xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và có cả các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Vậy khí thải đối với các loại xe máy chuyên dùng được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định mới nhất về khí thải đối với xe máy chuyên dùng:
Tại QCVN 13:2023/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe máy chuyên dùng (chuẩn bị được áp dụng từ ngày 01/07/2024) có quy định về khí thải đối với xe máy chuyên dùng cụ thể như sau:
– Đối với xe máy chuyên dùng mà chưa qua sử dụng:
+ Độ khói tối đa mà cho phép đối với xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ cháy do nén: 60%HSU;
+ Đối với loại xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ cháy cưỡng bức:
++ Thành phần CO tối đa cho phép là: 3,5 % thể tích
++ Thành phần HC tối đa được cho phép: Đối với động cơ 4 kỳ là 800 phần triệu thể tích-ppm; còn đối với động cơ 2 kỳ là 7800 phần triệu thể tích-ppm. Phương pháp đo theo như TCVN 6438 Phương tiện giao thông đường bộ – Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.
– Đối với loại xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng:
+ Đối với xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ cháy do nén: có độ khói tối đa cho phép: 72 %HSU;
+ Đối với loại xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ cháy cưỡng bức:
++ Thành phần CO tối đa cho phép là: 4,5 % thể tích.
++ Thành phần HC tối đa cho phép: Đối với động cơ 4 kỳ là 1200 phần triệu thể tích-ppm; còn đối với động cơ 2 kỳ là 7800 phần triệu thể tích-ppm. Phương pháp đo theo như TCVN 6438 Phương tiện giao thông đường bộ – Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.
2. Quy định về kỹ thuật về khí thải đối với xe máy chuyên dùng:
2.1. Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng:
Phần 2.1.1 và 2.1.2 của QCVN 13:2023/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe máy chuyên dùng quy định chung, quy định động cơ và hệ thống truyền động về kỹ thuật đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng như sau:
– Xe máy chuyên dùng được sản xuất, lắp ráp từ những linh kiện hoàn toàn mới, lắp đặt chắc chắn, phù hợp với các thiết kế, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, hoạt động ổn định ở điều kiện bình thường.
– Xe máy chuyên dùng phải đảm bảo những tính năng kỹ thuật nêu trong tài liệu của nhà sản xuất.
– Không được rò rỉ những chất lỏng dùng để: làm mát, bôi trơn, dẫn động thủy lực.
– Có đầy đủ những chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng theo tài liệu của nhà sản xuất.
– Có nhãn hàng hoá (bao gồm cả nhãn phụ) thể hiện những nội dung sau: Tên của nhà sản xuất; Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code); Số khung (sẽ có thể là số PIN hoặc số VIN hoặc số Serial); Thông số kỹ thuật đặc trưng; Năm sản xuất; Các thông tin cảnh báo (nếu có).
– Số khung được đóng trên thân xe hoặc là thể hiện trên tem nhãn của nhà sản xuất và các ký tự rõ ràng.
– Số động cơ được đóng trên thân động cơ hoặc là thể hiện trên tem nhãn của nhà sản xuất (có thể là số Serial) và các ký tự rõ ràng.
– Đối với động cơ:
+ Lắp đặt phải chắc chắn.
+ Hoạt động phải ổn định, không có tiếng kêu lạ.
+ Động cơ không cho phép khởi động khi cần số ở vị trí số tiến hoặc là số lùi đối với xe có trang bị hộp số tự động.
+ Bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải được bố trí để không ảnh hưởng đến những bộ phận khác.
+ Miệng thoát khí thải của ống xả không được hướng về phía trước và cũng không được hướng về phía bên phải theo chiều tiến của xe
– Đối với hệ thống truyền động:
+ Đối với hệ thống truyền động cơ khí:
++ Truyền động ma sát trực tiếp: Hoạt động êm dịu, đóng mở dứt khoát, độ chùng của dây đai phải nằm ở trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
++ Truyền động ăn khớp trực tiếp: Ăn khớp, hoạt động êm dịu, không được bị giật cục.
+ Đối với hệ thống truyền động thuỷ lực:
++ Lắp đặt phải chắc chắn;
++ Bơm, mô tơ thuỷ lực, những van thủy lực hoạt động ổn định và không bị kẹt;
++ Đường ống thuỷ lực không được bẹp, nứt;
++ Áp suất thể hiện ở trên đồng hồ nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
Theo đó, đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng thì bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải phải được bố trí để không ảnh hưởng đến những bộ phận khác và miệng thoát khí thải của ống xả không được hướng về phía trước và cũng không được hướng về phía bên phải theo chiều tiến của xe.
Thêm nữa, tại phần 2.1.7 của QCVN 13:2023/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe máy chuyên dùng quy định về Hệ thống nhiên liệu như sau:
– Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu xăng hoặc là điêzen:
+ Không được bị rò rỉ nhiên liệu;
+ Vật liệu làm ống dẫn nhiên liệu phải chịu được loại nhiên liệu xe mà đang sử dụng;
+ Những bộ phận, chi tiết phải được lắp đặt chắc chắn;
+ Vị trí lắp đặt của bầu lọc nhiên liệu và thông khí của thùng nhiên liệu cách miệng thoát khí thải của ống xả phải ít nhất là 300 mm và cách các công tắc điện, các giắc nối hở ít nhất là 200 mm;
+ Cửa nạp nhiên liệu, bầu lọc và thùng nhiên liệu không được đặt ở bên trong khoang người lái;
+ Ống dẫn cứng phải được kẹp chặt, khoảng cách giữa hai kẹp liền kề nhau không được quá 1000 mm.
– Yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu khí hóa lỏng (còn gọi là LPG), khí thiên nhiên nén :
+ Không được rò rỉ LPG, CNG;
+ Những bộ phận, chi tiết phải được lắp đặt chắc chắn;
+ Không được có bộ phận nào của hệ thống LPG nhô ra khỏi bề mặt ngoài của xe trừ đầu nạp sẽ có thể được nhô ra nhưng không quá 10 mm;
+ Các bộ phận của hệ thống LPG phải cách ống xả hoặc nguồn nhiệt tương tự từ 100 mm trở lên trừ khi những bộ phận này được cách nhiệt thích hợp;
+ Hướng thoát khí của khoang đựng bình LPG, CNG phải thông với môi trường ở bên ngoài xe không được hướng vào vòm che bánh xe hoặc các nguồn nhiệt như ống xả.
Theo đó, vị trí lắp đặt của bầu lọc nhiên liệu và thông khí của thùng nhiên liệu cách miệng thoát khí thải của ống xả ít nhất phải là 300 mm và cách các công tắc điện, các giắc nối hở ít nhất là 200 mm.
2.2. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng:
Phần 2.2.1, 2.2.2 của QCVN 13:2023/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe máy chuyên dùng quy định về yêu cầu chung, quy định về động cơ và hệ thống truyền động đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng như sau:
– Kết cấu của xe sẽ phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;
– Xe máy chuyên dùng phải đảm bảo những tính năng kỹ thuật theo các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;
– Các chất lỏng dùng để: làm mát, để bôi trơn và dẫn động thủy lực không được rò rỉ thành giọt;
– Có đầy đủ những chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng theo tài liệu của nhà sản xuất;
– Số khung được đóng trên thân xe hoặc thể hiện trên tem nhãn của nhà sản xuất (sẽ có thể là số PIN hoặc số VIN hoặc số Serial), các ký tự rõ ràng;
– Số động cơ được đóng trên thân động cơ hoặc là thể hiện trên tem nhãn của nhà sản xuất (có thể là số Serial), các ký tự rõ ràng;
– Đối với động cơ:
+ Lắp đặt phải chắc chắn;
+ Hoạt động phải ổn định, không có tiếng kêu lạ;
+ Bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải không được bị thủng, rách;
+ Động cơ không cho phép khởi động khi cần số ở vị trí số tiến hoặc là số lùi đối với xe có trang bị hộp số tự động;
– Đối với hệ thống truyền động:
+ Đối với hệ thống truyền động cơ khí;
++ Các bộ phận của hệ truyền động phải hoạt động ổn định, không được bị cong vênh, biến dạng, nứt, vỡ;
++ Truyền động ma sát trực tiếp: Hoạt động êm dịu, đóng mở dứt khoát, độ mòn của những đĩa ma sát và độ chùng của dây đai phải nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất;
++ Truyền động ăn khớp trực tiếp: Ăn khớp, hoạt động êm dịu, không được bị giật cục. Độ mòn của bánh răng, bánh vít, trục vít và độ chùng xích nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
+ Đối với hệ thống truyền động thuỷ lực:
++ Lắp đặt phải chắc chắn
++ Các van thủy lực hoạt động ổn định và không được bị kẹt;
++ Bơm và mô tơ thuỷ lực phải hoạt động ổn định, không có tiếng kêu lạ;
++ Áp suất và lưu lượng dầu nằm ở trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
Theo đó, đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng thì bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải không được bị thủng, rách.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– QCVN 13:2023/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.
THAM KHẢO THÊM: