Hiện nay, hoạt động di chuyển bằng đường hàng không giữa Việt Nam và các nước trên thế giới diễn ra một cách phổ biến. Vậy quy định mang ngoại tệ vào Việt Nam qua đường hàng không như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định mang ngoại tệ vào Việt Nam qua đường hàng không:
- 2 2. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo:
- 3 3. Quy định về việc cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài:
- 4 4. Ý nghĩa của quy định về mức tiền mà người nước ngoài được mang vào Việt Nam:
1. Quy định mang ngoại tệ vào Việt Nam qua đường hàng không:
Việc mang ngoại tệ vào Việt Nam qua đường hàng không được quy định tại Điều 2 Thông tư
– Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
+ 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
+ 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
– Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
– Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Về nguyên tắc chung, người nước ngoài khi vào Việt Nam phải thực hiện khai báo với Cơ quan hải quan. Việc khai báo với cơ quan hải quan là một trong những điều lệ cần đảm bảo khi nhập cảnh vào Việt Nam. Hoạt động này giúp công tác quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của người dân một cách toàn diện hơn. Đây chính là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý dân cư, đưa ra hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về xuất nhập cảnh. Hơn hết, nó là căn cứ cốt lõi để bảo vệ An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro, sai phạm về công tác quản lý an ninh, lãnh thổ quốc gia.
Khi người nước ngoài vào Việt Nam phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, một số đó là nguyên tắc về việc đảm bảo số tiền mà các chủ thể này được phép mang theo khi đến lãnh thổ Việt Nam.
2. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo:
Theo quy định tại Thông tư
+ Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc
+ Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
– Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.
+ Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh.
3. Quy định về việc cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài:
– Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài thuộc về các chủ thể sau đây:
+ Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật của tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt.
+ Ngoài các trường hợp nêu tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản cho cá nhân có nhu cầu mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.
– Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép:
+ Quy định cụ thể các loại giấy tờ cần thiết chứng minh cho mục đích, số lượng ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt mang ra nước ngoài; quy trình xem xét, kiểm tra chứng từ và cấp Giấy xác nhận cho cá nhân.
+ Căn cứ quy định của pháp luật và nhu cầu thực tế, hợp lý của từng mục đích để cấp Giấy xác nhận đối với số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt mang ra nước ngoài của cá nhân hoặc có văn bản trả lời trong trường hợp không cấp Giấy xác nhận trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị kèm theo hồ sơ hợp lệ.
+ Lưu giữ đầy đủ chứng từ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn khách hàng các thủ tục liên quan đến chứng từ và yêu cầu khách hàng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các giao dịch đã thực hiện.
4. Ý nghĩa của quy định về mức tiền mà người nước ngoài được mang vào Việt Nam:
Như đã phân tích ở phần mục trên, mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt mà các cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam là 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Mức tiền theo quy định mà người nước ngoài được mang vào Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài; cũng như hoạt động xuất nhập cảnh của các chủ thể này. Cụ thể như sau:
– Quy định về mức tiền tệ mà người nước ngoài được mang vào Việt Nam là thước đo đối chiếu, buộc tất cả các chủ thể phải tuân thủ thực hiện. Trong trường hợp vi phạm, Nhà nước sẽ dựa vào quy định sẵn có này để đưa ra phương án xử lý, xử phạt sao cho cụ thể và khách quan nhất.
– Quy định của Nhà nước chính là cơ sở để bảo đảm tính “an ninh quốc gia” cho Việt Nam khi người nước ngoài bước vào lãnh thổ của nước mình. Bởi lẽ, trong quá trình xuất nhập cảnh sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề, để tránh gây ra những rủi ro cho chính người nước ngoài, cũng như công tác an ninh quốc gia, Nhà nước đã đưa ra quy định về mức tiền mà các cá nhân nước ngoài được đưa vào Việt Nam.
– Trong xu thế vận động, phát triển toàn cầu hóa như ngày nay, việc giao thương, đối trọng giữa các quốc gia trên thế giới với nhau là đặc biệt cần thiết. Song, song song với sự giao thương đó, sẽ là tiền đề để các vấn đề sai phạm có thể xảy ra, điển hình là vấn đề tăng ngoại tệ, thậm chí rửa tiền. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những hành vi sai phạm này, Nhà nước đã đưa ra quy định về mức tiền mà chủ thể xuất nhập cảnh được mang theo. Các quy định này mang tính điều chuẩn chung nhất, nằm trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hơn tất cả, quy định về mức tiền mà người nước ngoài được mang vào Việt Nam chính là cơ sở để bảo vệ trật tự an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Nó giúp hoạt động đối trọng, giao thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đạt hiệu quả cao, đồng thời vẫn duy trì được tính ổn định của an ninh quốc gia.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất, nhập cảnh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.