Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự? Điều kiện áp dụng và thẩm quyền áp dụng biện pháp lấy lời khai của đương sự?
Đương sự được hiểu là người có quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với vụ án và là các chủ thể có liên quan trực tiếp đến các tình tiết, biết rõ nội dung vụ kiện, tình trạng pháp lý của vụ việc đó trên thực tế. Hầu hết mọi vấn đề, yêu cầu của đương sự đều xuất phát từ lời khai, lời trình bày của họ và mọi vấn đề mâu thuẫn cũng đều xuất phát từ những lời trình bày, lời khai của các đương sự trong vụ kiện. Do đó, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lấy lời khai của các đương sự là cách thức thu thập chứng cứ được
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự:
Theo Điều 98
“1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.”
Như vậy, quy định về việc lấy lời khai của đương sự được quy định cụ thể như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Toà án có thể lấy lời khai của đương sự ở tại trụ sở toà án hoặc ngoài trụ sở toà án. Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ việc dân sự sẽ phải chịu trách nhiệm lấy lời khai của đương sự. Trong quá trình lấy lời khai của đương sự, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các thẩm phán có thể để đương sự tự viết bản khai hoặc trực tiếp lấy lời khai của đương sự. Việc Ịấỵ lời khai của các đương sự sẽ tập trung vào những tình tiết của vụ việc dân sự mà đương sự khai chưa rõ ràng, đầy đủ.
Đối với trường hợp các đương sự có khả năng tự viết được bản khai thì thẩm phán để đương sự tự viết bản khai. Cần lưu ý rằng, trước khi các đương sự viết bản khai, thẩm phán có nhiệm vụ cần phải xác định cho các đương sự rõ về trách nhiệm, nội dung và yêu cầu khai báo. Sau khi các đương sự khai xong, thẩm phán sẽ phải kiểm tra lại nếu thấy còn thiếu hoặc có điểm chưa rõ thì yêu cầu đương sự khai bổ sung hoặc giải thích theo đúng quy định của pháp luật hiện hang. Các đương sự phải tự mình viết bản khai và ký tên của mình vào bản tự khai, chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung bản khai.
Còn đối với trường hợp các đương sự không thể tự viết được lời khai hoặc các đương sự cố tình khai không đùng sự thật thì thẩm phán có thẩm quyền sẽ trực tiếp lấy lời khai của các đương sự này. Khi lấy lời khai của đương sự, thẩm phán cũng phải xác định trách nhiệm của họ trong việc khai báo, đặt các câu hỏi để đương sự trả lời và những câu hỏi được thẩm phán đặt ra phải có tác dụng trong việc tìm hiểu sự việc, liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với việc lấy lời khai của thẩm phán thì các đương sự có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của thẩm phán về các tình tiết của vụ việc dân sự. Đối với trường hợp đương sự được lấy lời khai là người chưa đủ 15 tuổi thì việc lấy lời khai phải được tiến hành với sự có mặt của các chủ thể là người đại diện hợp pháp của đương sự đó theo quy định cụ thể khoản 3 Điều 98
Cần lưu ý rằng, thẩm phán hoặc thư kí tòa án có nghĩa vụ cần phải lập biên bản ghi lại lời khai của đương sự. Sau khi đã lập xong biên bản ghi lại lời khai của đương sự thì biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và kí tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu thẩm phán cho mình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung biên bản ghi lời khai và kí tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải có chữ kí của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của tòa án. Nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải kí vào từng hàng và đóng dấu giáp lai theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp việc lấy lời khai của đương sự được tiến hành ngoài trụ sở của Toà án thì biên bản ghi lời khai của đương sự sẽ cần phải có các chủ thể là người làm chứng hoặc xác nhận của uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tồ chức nơi lập biên bản.
2. Điều kiện áp dụng và thẩm quyền áp dụng biện pháp lấy lời khai của đương sự:
Điều kiện áp dụng biện pháp lấy lời khai của đương sự:
Đối với trường hợp đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung của bản khai chưa đầy đủ thì Thẩm phán có quyền yêu cầu đương sự phải tự viết bản khai hoặc bản khai bổ sung và ký tên của mình. Việc lấy lời khai của đương sự sẽ chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự đã khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Pháp luật quy định, trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án sẽ ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản lời khai theo đúng quy định.
Đối với những trường hợp đương sự không thể đến trụ sở Tòa án được vì những lý do khách quan chính đáng được pháp luật công nhận thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án. Việc lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quy định đối với công chức
Pháp luật quy định về việc lấy lời khai của đương sự là người chưa đủ 6 tuổi hoặc người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự sẽ phải được tiến hành với sự có mặt của người đại hiện hợp pháp của các đương sự đó. Việc ban hành quy định này nhằm mục đích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này. Trong trường hợp ấy lời khai của đương sự là người chưa đủ 6 tuổi hoặc người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì biên bản lấy lời khai của họ do người đại diện hợp pháp của họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản ghi lời khai.
Sau khi đã thực hiện việc lấy lời khai xong, cơ quan có thẩm quyền phải cho đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và phải có chữ ký của đương sự hoặc của người đại diện hợp pháp của đương sự xác nhận vào việc sửa đổi, bổ sung hoặc chỗ xóa đó. Trong trường hợp các đương sự của vụ án có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì việc sửa đổi, bổ sung phải được ghi tiếp theo lời khai đã ghi, không được viết đè lên chỗ đã xóa hoặc viết chèn thêm vào dòng đã viết hoặc dùng bút xóa xóa rồi viết đè lên, việc xóa phần lời khai mà đương sự yêu cầu phải được gạch bỏ.
Khi đã kết thúc biên bản, cần ghi rõ biên bản đã được đương sự tự đọc lại hoặc được nghe lại trong trường hợp các đương sự không biết chữ, công nhận nội dung ghi trong biên bản đúng lời trình bày, ý chí của các đương sự và yêu cầu đương sự ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ. Nếu điểm chỉ cần lưu ý ghi rõ ngón tay nào điểm chỉ và ghi rõ họ tên người điểm chỉ. Sau khi các đương sự ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ, nếu có Thư ký ghi bên bản thì Thư ký và Thẩm phán cũng phải ký vào biên bản lời khai.
Pháp luật quy định về hình thức biên bản ghi lời khai của đương sự phải đảm bảo đúng theo Mẫu số 02-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán
Thẩm quyền áp dụng biện pháp lấy lời khai của đương sự:
Theo quy định của pháp luật thì việc lấy lời khai của đương sự phải do Thẩm phán tiến hành trực tiếp.
Thư ký Tòa án có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản ghi lời khai của đương sự. Trong trường hợp vì lý do công tác hoặc trở ngại khách quan thì Thẩm phán có thể giao cho Thư ký Tòa án tiến hành lấy lời khai nếu đương sự đồng ý.
Hiện nay, biện pháp lấy lời khai của đương sự được Tòa án thực hiện chủ động, thường xuyên trong việc thu thập chứng cứ, được tiến hành trong hầu hết các vụ việc dân sự trong thực tiễn.