Một thửa đất hoàn toàn có thể có nhiều người chung quyền sử dụng. Vậy quy định khi sổ đỏ đứng tên 2 người không phải vợ chồng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định khi sổ đỏ đứng tên hai người không phải vợ chồng:
Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận với đất thì nguyên tắc cấp giấy chứng nhận cho nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất như sau:
– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người cùng sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ các tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người có sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trong trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu nhà đất có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
– Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào trong Giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Theo đó, trên sổ đỏ đứng tên 2 người trở lên tức là thửa đất được cấp sổ đó là thửa đất có chung quyền sử dụng, khi thửa đất có chung quyền sử dụng sẽ có hai trường hợp:
– Chung quyền sử dụng đất với nhiều người (quyền sử dụng đất từ 02 người trở lên);
– Quyền sử dụng đất chung của vợ chồng.
Như vậy, sổ đỏ đứng tên hai người không phải vợ chồng tức là thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất mà người chung quyền đó không phải là vợ chồng.
Chính vì vậy, sổ đỏ đứng tên hai người không phải vợ chồng được pháp luật quy định như sau:
– Thứ nhất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ phải ghi đầy đủ các tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
– Thứ hai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận;
– Thứ ba, nếu các chủ sử dụng, chủ sở hữu chung quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
2. Thông tin về người sử dụng đất trên sổ đỏ đứng tên hai người không phải vợ chồng:
2.1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho từng người cùng sử dụng đất:
Trên giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận, bao gồm những thông tin sau:
– Người chung quyền sử dụng đất là cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên;
+ Năm sinh;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có): giấy tờ nhân thân là:
++ Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “cmnd số:…”;
++ Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “cmqđ số:…”;
++ Thẻ căn cước công dân thì ghi “cccd số:…”;
++ Chưa có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì ghi “giấy khai sinh số…”.
+ Địa chỉ thường trú.
– Người chung quyền sử dụng đất là hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên của chủ hộ gia đình;
+ Năm sinh của chủ hộ gia đình;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình;
+ Địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
– Người chung quyền sử dụng đất là tổ chức trong nước thì ghi:
+ Tên tổ chức;
+ Tên giấy tờ của tổ chức;
+ Số và ngày ký của tổ chức;
+ Cơ quan ký giấy tờ pháp nhân của tổ chức (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc là giấy chứng nhận hoặc giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật);
+ Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
– Tiếp theo là ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc là cùng sử dụng đất hoặc có cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt các tên của những người còn lại mà có chung về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
– Trường hợp ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối của trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời ngay tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi là: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc là cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm có:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại).
2.2. Trường hợp thỏa thuận cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện:
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện như sau:
– Người đại diện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên của người đại diện;
+ Năm sinh của người đại diện;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của người đại diện (nếu có): giấy tờ nhân thân là:
++ Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “cmnd số:…”;
++ Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “cmqđ số:…”;
++ Thẻ căn cước công dân thì ghi “cccd số:…”;
++ Người đại diện chưa có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì ghi “giấy khai sinh số…”.
+ Địa chỉ thường trú của người đại diện.
– Người đại diện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hộ gia đình thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên của chủ hộ gia đình là người đại diện;
+ Năm sinh của chủ hộ gia đình là người đại diện;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình là người đại diện;
+ Địa chỉ thường trú của hộ gia đình là người đại diện.
– Người đại diện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tổ chức trong nước thì ghi:
+ Tên tổ chức là người đại diện;
+ Tên giấy tờ của tổ chức là người đại diện;
+ Số và ngày ký của tổ chức là người đại diện;
+ Cơ quan ký giấy tờ pháp nhân của tổ chức là người đại diện (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc là giấy chứng nhận hoặc giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật);
+ Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức là người đại diện.
– Dòng tiếp theo ghi là “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc là cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng có sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).
– Trường hợp ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối của trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời ngay tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi là: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc là cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm có:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại).
3. Quyền và nghĩa vụ của từng thành viên có chung quyền sử dụng đất:
Theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, những người có chung quyền sử dụng đất không phải vợ chồng thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Đối với trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho mỗi thành viên trong nhóm thì mỗi thành viên của nhóm có thể thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình như sau:
+ Thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định;
+ Làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
– Đối với trường hợp quyền sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho một người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Ngoài ra, 02 trường hợp khác liên quan đến nhóm người có chung quyền sử dụng đất mà pháp luật Đất đai 2013 có nhắc đến như sau:
– Trường hợp nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như với quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai 2013.
– Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Thông tư
– Thông tư