Quy định kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm? Giải pháp thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm?
Như chúng ta đã biết thì kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm tới là huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng thể các nguồn lực, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài kết hợp hiệu quả với nguồn lực bên ngoài là quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Vậy để hiểu thêm về các quy định kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2. Mục tiêu cụ thể Nghị quyết số: 23/2021/QH15 về kế hoạch tài chính quốc gia và vay trả nợ công giai đoạn 2021 – 2025 quy định như sau:
1. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13 – 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách nhà nước.
2. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn vốn ngoài nước khoảng 300 nghìn tỷ đồng, chi từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khoảng 248 nghìn tỷ đồng.
3. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 bình quân 3,7% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương bình quân 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương bình quân 0,3% GDP; trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.
4. Tổng mức vay trong giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 3,068 triệu tỷ đồng, trong đó mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng; tổng mức vay của ngân sách địa phương khoảng 148 nghìn tỷ đồng, mức vay của từng địa phương trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 35,3 nghìn tỷ đồng.
5. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn 2021 – 2025:
a) Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ năm sau không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa của năm trước, riêng hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm;
b) Hạn mức rút vốn ròng các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cả giai đoạn không quá 76,5 nghìn tỷ đồng và hạn mức rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại không quá 222 nghìn tỷ đồng.
6. Bảo đảm an toàn nợ công với các mục tiêu:
a) Trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP; ngưỡng cảnh báo là 55% GDP;
b) Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
c) Trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
d) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) không quá 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy thông qua quy định này có thể thấy được mục tiêu của kế hoạch tài chính này chính là để huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng thể các nguồn lực, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài kết hợp hiệu quả với nguồn lực bên ngoài là quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội,…
Bên cạnh đó theo quy định này ta thấy đây cũng đã nêu rõ định hướng công tác tài chính quốc gia. Đối với vấn đề về thu ngân sách nhà nước, khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thu để cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, thúc đẩy tăng thu hợp lý kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Ngòa ra có thể thúc đẩy các biện pháp khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế.
Về chi ngân sách nhà nước, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và để có thể bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ… theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo kế hoạch này thì việc thực hiện cân đối ngân sách nhà nước, vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là việc cần thiết và việc vay bù đắp này chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển. Theo đó thì chỉ chi ngân sách nhà nước trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Ngoài ra còn thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, rà soát các khoản bảo lãnh mới, bảo đảm đúng quy định và hiệu quả.
Theo quy định kế hoạch tài chính chúng tôi cho rằng kế hoạch tài chính đặt ra cần được thực hiện phải phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội và tài chính 5 năm và hằng năm và dự báo trong thời gian 3 năm kế hoạch và thông qua đó cũng để phản ánh đầy đủ các khoản thu ngân sách nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và từ đó chi ngân sách được lập theo cơ cấu lĩnh vực và các khoản chi lớn, trong phạm vi trần chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền
2. Giải pháp để thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm:
Từ quy định về kế hoạch chúng tôi đưa ra như trên thì vấn đề cần thiết được đặt ra là tìm các giải pháp để đẩy mạnh các biện pháp khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế; từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và theo đó có thể bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ… theo quy định của pháp luật.
Không những vậy, còn phải đề ra mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng cường phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động của ngân sách địa phương gắn với nâng cao và cá thể hóa trách nhiệm. Cũng từ đó nên việc thực hiện quản lý chặt chẽ nợ công, giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch và qua đó để tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.
Kết hợp với nghiên cứu, sửa đổi
Không những vậy còn cần phải thực hiện các giải pháp khả thi để đạt tỷ lệ huy động cao hơn vào ngân sách nhà nước, khai thác các dư địa thu, chống xói mòn và mở rộng cơ sở thuế, đẩy mạnh chống thất thu, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước và từ đó duy trì và tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển.
Ngoài ra còn phải đảm bảo cho nguồn lực quốc phòng an ninh quốc gia và để khắc phục tình trạng phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, kéo dài, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, gắn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiến hành soát việc duy trì, quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Cuối cùng đó là thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước, nước ngoài; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và thực hiện kế hoạch làm sao để có thể đảm bảo kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được sử dụng làm căn cứ phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương cấp tỉnh, thành phố hàng năm…