Trong quan hệ pháp luật về kinh doanh thì hóa đơn chứng minh nguồn gốc của hàng hóa được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu. Dưới đây là quy định của pháp luật hiện nay về hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp được hiểu như thế nào?
- 2 2. Các đối tượng bị xử phạt hành chính đối với hành vi không chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp:
- 3 3. Mức xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa:
- 4 4. Những trường hợp không cần hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp:
1. Hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì có thể hiểu, hóa đơn là là khái niệm để chỉ một chứng từ do người bán lập và nó ghi nhận thông tin bán hàng hóa cũng như hoạt động cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được xem là một loại giấy tờ, loại chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng minh xuất xứ hàng hóa cung cấp cho các chủ thể biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng một lãnh thổ hoặc một quốc gia nào đó. Đặc biệt, trong quá trình lập hóa đơn xuất xứ hàng hóa, thì phải đảm bảo các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật quốc gia mình và pháp luật của nước xuất khẩu/ nhập khẩu loại hàng hóa đó.
Ngoài ra, khi lập hóa đơn xác minh nguồn gốc hàng hóa, thì cần phải đảm bảo các nội dung sau: Tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, tên tổ chức nhận in hóa đơn …
Theo quy định của Bộ Công thương thì hiện nay, các loại hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp bao gồm những loại chính sau đây:
– Hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn giá trị gia tăng là một loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, hoạt động vận tải trong và ngoài nước, xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan thực hiện việc kê khai về tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
– Hóa đơn bán hàng: Hóa đơn bán hàng là một loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan hàng hóa hoặc dịch vụ, kinh doanh hàng hóa trong khu phi thuế quan thực hiện kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
– Ngoài ra, có thể là tem
2. Các đối tượng bị xử phạt hành chính đối với hành vi không chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể khái quát được các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc hoặc không chứng minh rõ nguồn gốc hàng hóa hợp pháp, cụ thể như sau:
– Các chủ thể là cá nhân Việt Nam, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam. Các tổ chức này có thể bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật nghiệp; hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã thành lập theo pháp luật hợp tác xã, các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Chủ thể là hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp (lâm, nông, diêm nghiệp), hoặc các hộ gia đình làm dịch vụ có thu nhập thấp mà không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện hành vi vi phạm trên lãnh thổ của Việt Nam.
3. Mức xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa:
Căn cứ nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập, có nhiều hình thức xử phạt khi có hành vi vi phạm lĩnh vực lập hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Tùy vào từng mức độ và tính chất hành vi khác nhau, mà có thể bị xử phạt dưới các hình thức như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo. Hình thức cảnh cáo sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật và các chủ thể vi phạm có tình tiết giảm nhẹ;
– Hành vi hủy hóa đơn khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện vi phạm;
– Hành vi lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật, theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu 500 đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Hành vi không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành;
– Hành vi không lập hóa đơn đối với các loại hàng hóa dịch vụ dùng với mục đích để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ hoặc tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Thứ ba, phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng áp dụng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thứ tư, phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Hành vi lập hóa đơn không theo thứ tự mà pháp luật đã quy định (từ nhỏ đến lớn);
– Hành vi lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
– Hành vi lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền là cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
– Hành vi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
– Hành vi lập hóa đơn điện tử không có kết nối từ hệ thống máy tính tiền, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Thứ năm, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng áp dụng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định của pháp luật.
4. Những trường hợp không cần hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa hợp pháp:
Thứ nhất, các trường hợp sau đây không cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Hầu như đây đều là những trường hợp mua trực tiếp từ người sản xuất ra sản phẩm:
– Mua hàng hóa là các loại hải sản, thủy sản và nông sản trực tiếp của người sản xuất, đánh bắt. Khi đó thì không cần xuất hóa đơn;
– Mua sản phẩm thủ công tại các làng nghề sản xuất hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua các loại hàng hóa là đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của của các chủ thể kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (tức là 100 triệu đồng/năm).
Thứ hai, các chủ thể có hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ có giá trị đơn hàng < 200.000 đồng, khi đó thì các chủ thể không cần chứng minh hóa đơn đầu vào, do đây được coi là những loại hàng hóa mức thấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên quy định này loại trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn đầy đủ cho họ. Còn đối với trường hợp tiến hành mua hàng hóa và dịch vụ có giá trị > 200.000 đồng thì bắt buộc phải có hóa đơn để chứng minh nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ này, tức là cần phải có các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2018;
– Thông tư số 33/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.