Quy định hình phạt trục xuất theo pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999 có điểm gì nổi bật?
Giai đoạn từ năm 1945 là giai đoạn bắt đầu xây dựng một hệ thống pháp luật hình sự của Nhà nước kiểu mới trước khi chấm dứt hoàn toàn việc áp dụng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến. Nghiên cứu pháp luật hình sự trong giai đoạn lịch sử này có thể rút ra một số đặc điểm chung của các quy định về hệ thống hình phạt như sau:
Thứ nhất, trong khi chưa xây dựng được kịp thời hệ thống pháp luật hình sự mới, nên bên cạnh việc xóa bỏ một số bộ phận các đạo luật hình sự thời kỳ thực dân – phong kiến.
Thứ hai, xây dựng nền móng của hệ thống pháp luật hình sự của chế độ mới. Bên cạnh việc giữ lại một số bộ phận pháp luật hình sự của chế độ thực dân – phong kiến, Nhà nước ta đã tiến hành củng cố nền móng của pháp luật hình sự kiểu mới bằng việc ban hành các văn bản pháp luật hình sự, mà chủ yếu là các sắc lệnh để kịp thời bảo vệ thành quả cách mạng. Trong các văn bản pháp luật hình sự này, hình phạt trục xuất đã được quy định và từng bước hoàn thiện, cụ thể tại Sắc lệnh số 205- SL ngày 18/08/1948 quy định về ấn định thể lệ trục xuất ngoại kiều. Sắc lệnh trên được Nhà nước ban hành trong bối cảnh đang trong công cuộc chiến tranh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Theo đó:
Tại Sắc Lệnh thể hiện rõ:
Có thể bị trục xuất cảnh ngoại:
1- Những người ngoại quốc xét ra lời nói hay việc làm có phương hại đến cuộc trị an, sự trật tự chung, hoặc cuộc kháng chiến hiện thời của quốc gia;
2- Những người ngoại quốc đã bị một
3- Những người ngoại quốc đã bị một Toà án Ngoại quốc kết án về những tội thường phạm, tiểu hình hay đại hình;
4- Những người ngoại quốc xét ra là lưu manh, vô gia cư, vô nghề nghiệp hoặc không được Chính phủ Việt Nam cho phép cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó trong Sắc Lệnh còn quy định thẩm quyền và trình tự áp dụng hình phạt trục xuất như sau:
Khi xét cần trục xuất một ngoại kiều nào thuộc trong các hạng nói trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ ra nghị định trục xuất cảnh ngoại. Vị Bộ trưởng này có thể uỷ quyền trục xuất ngoại kiều cho các Ủy ban kháng chiến hành chính liên Khu, song mỗi khi quyết định, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu phải lập tức báo lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Về hình thức áp dụng hình phạt trục xuất như sau:
Nghị định trục xuất cảnh ngoại cần phải:
1- Nêu rõ lý do của việc trục xuất;
2- Kể rõ tính danh của người bị trục xuất.
Ngoài ra trong nghị định ấy, có thể ấn định thời hạn mà người ngoại quốc bị trục xuất phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam, hoặc ra lệnh cho viên chức phụ trách áp dẫn họ ra ngoài biên giới. Nhìn chung, hình phạt trục xuất trong giai đoạn này, quy định còn rất sơ sài, chưa nêu rõ nội dung, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị trục xuất.
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1985, là giai đoạn từ khi không còn áp dụng pháp luật hình sự của chế độ thực dân phong kiến đến trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất với việc ban hành
– Xóa bỏ hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự của thời kỳ thực dân phong kiến, trong đó có chế định hình phạt trục xuất. Thực tiễn cho thấy kể từ khi hòa bình được lập lại, sự nghiệp cách mạng đã chuyển sang một trang mới, các văn bản pháp luật, chính sách, đường lối, án lệ ngày một nhiều, vì thế việc áp dụng luật lệ của chế độ cũ không còn thích hợp nữa, cũng như gây ra những trở ngại nhất định cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm lúc bấy giờ.
Bên cạnh việc xóa bỏ hoàn toàn pháp luật của chế độ cũ, Nhà nước ta tiếp tục bổ sung, hoàn thiện pháp luật hình sự trong đó ban hành nhiều sắc lệnh khác nhau, tuy nhiên đối với chế định hình phạt trục xuất vẫn chưa có bước phát triển mới về mặt lập pháp, điều này được chứng minh trong suốt thời gian từ năm 1954 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 thì vẫn chưa có quy định mới liên quan đến việc áp dụng và thi hành hình phạt trục xuất.
Bộ luật hình sự năm 1985 thi hành ngày 01/01/1986 đã thể hiện được chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện được tính thống nhất của tội phạm và hình phạt trong hệ thống văn bản pháp luật một cách tổng thể và có thể thống. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, hình phạt trục xuất chưa được xem là một hình phạt trong hệ thống hình phạt. Theo đó chính sách với người nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu thông qua con đường ngoại giao mềm dẻo, bao gồm cả việc xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, Cụ thể, tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định:
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Hay tại khoản 2 Điều 6 của Bộ luật này cũng quy định:
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hay công nhận.
Như vậy, nhìn chung trong thời điểm Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực thi hành, hình phạt trục xuất chưa được quy định rõ ràng, thiếu nhất quán, mang tính chính sách đối ngoại mềm dẻo, giải quyết thông qua con đường ngoại giao.