Khái quát về hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính? Quy định hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính? Mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa trong một số lĩnh vực cụ thể?
Ngày nay, xử lý vi phạm hành chính là hoạt động phổ biến, có ý nghĩa to lớn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền là hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng nhiều nhất trong việc xử phạt vi phạm hành chính và đem đến những hiệu quả to lớn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính được hiểu là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc các chủ thể là người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Trong số các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thì hiện nay phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến. Theo quy định của
Mức tiền phạt trong xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo nhiều yêu cầu khác nhau cụ thể như: tính thích đáng của mức xử phạt đối với hậu quả của vi phạm hành chính gây ra; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội nói chung cũng như điều kiện về mặt tài chính của từng đối tượng vi phạm cụ thể nói riêng và một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém là phải bảo đảm được tính răn đe của chế tài xử phạt. Việc đảm bảo các yêu cầu nói trên có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp giảm thiểu vi phạm hành chính có thể xảy ra.
Cũng giống như các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác, hình thức phạt tiền được tạo lập đã nhằm góp phần vào việc duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội, thông qua hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đã gây ra những ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức vi phạm, chính vì thế nên đã đem đến những hiệu quả trong việc giảm thiểu các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức.
Hiện nay, ở một chừng mực nào đó, hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính không chỉ tác động đến lợi ích kinh tế của người vi phạm mà còn có tác động đến yếu tố tinh thần, nhận thức của người vi phạm. Trên thực tế khi mà các chủ thể có hành vi không tốt, sai trái thì sẽ bị xã hội, cộng đồng phê phán.
Tuy hình phạt phạt tiền chủ yếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm tác động đến cá nhân, tổ chức để các chủ thể này không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với mức độ nghiêm khắc của chế tài thấp hơn các chế tài hình sự. Tuy nhiên, không vì thế mà tính chất răn đe của hình thức phạt tiền bị xem nhẹ và làm giảm thiểu tác động tới các chủ thể có hành vi vi phạm.
Chúng ta đều biết, mục đích chính của việc phạt tiền là tạo lập khả năng tránh tái diễn hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức và hàm ý không khuyến khích cá nhân, tổ chức khác thực hiện hành vi tương tự. Chính vì phạt tiền làm ảnh hưởng đến tâm lý sợ bị phạt của các cá nhân nên tâm lý đó sẽ làm cho các cá nhân kiểm soát tốt hành vi của mình cũng như đưa ra những lựa chọn thực hiện hành vi hợp pháp hoặc thậm chí là cá nhân có thể vẫn cố tình thực hiện hành vi nhưng sẽ có sự cân nhắc, tiết chế nhằm giảm thiểu mức độ sai phạm của mình, nhờ đó mà nâng cao tính tuân thủ pháp luật tốt hơn.
2. Quy định hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính:
Phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 23 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 và được quy định cụ thể như sau:
“1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.
Hiện nay, theo quy định của
Hình thức phạt tiền là biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định sớm nhất trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta, được áp dụng đối với hầu hết các loại vi phạm hành chính. Hình thức này đóng vai trò chủ yếu trong trong hệ thống các hình thức xử phạt hành chính.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo cách: Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Điều này là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đảm bảo mức phạt không quá cao, cũng không quá thấp để mọi người không tuân thủ theo pháp luật. Mức phạt này cũng được điều chỉnh liên tục kể từ năm 1989 cho phù hợp với tình hình đất nước. Khoảng cách quá lớn giữa mức phạt tối đa và tối thiểu làm ta tưởng nhầm đó là điều vô lý, nhưng thực tế, vi phạm hành chính rất đa dạng diễn ra trên mọi lĩnh vực với tính chất, mức độ khác nhau nên quy định như vậy là phù hợp. Phạt tiền là biện pháp tác động có mức độ nghiêm khắc cao hơn so với cảnh cáo.
3. Mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa trong một số lĩnh vực cụ thể:
Mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa trong một số lĩnh vực cụ thể được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có nội dung như sau:
– Đối với cá nhân:
+ Phạt đến 30 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại.
+ Phạt đến 40 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính.
+ Phạt đến 50 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước.
+ Phạt đến 75 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực.
+ Phạt đến 150 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư.
+ Phạt đến 200 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Phạt đến 250 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí.
+ Phạt đến 500 triệu đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản.
+ Phạt đến 1 tỷ đồng đối với các cá nhân trong lĩnh vực: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.
– Đối với tổ chức:
Theo quy định của pháp luật thì mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo quy định cụ thể nêu trên đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với các cá nhân.
Còn đối với các lĩnh vực về thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh thi mức phạt theo quy định tại các luật tương ứng.