Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ mà người lao động được hưởng khi gặp tai nạn lao động. Vậy quy định điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động:
1.1. Tai nạn giao thông có được hưởng chế độ tai nạn lao động:
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, Điều này quy định người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi người lao động đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc ở trong giờ làm việc mà
– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của chính người sử dụng lao động hoặc của người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Như vậy, nếu người lao động đang đi trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý hoặc tham gia giao thông với mục đích thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà bị tai nạn giao thông thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động (để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động còn phải bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên).
1.2. Quy định điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động:
Căn cứ Điều 23
– Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
– Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
– Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
Đoàn điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền tiến hành xác minh, lập biên bản điều tra tai nạn lao động khi người lao động gặp tai nạn giao thông liên quan đến lao động bao gồm có:
– Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở: Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có:
+ Người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn;
+ Các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở;
+ Người làm công tác an toàn lao động;
+ Người làm công tác y tế;
+ Một số thành viên khác.
– Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh: Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm có:
+ Đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn;
+ Các thành viên là đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.
– Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương: Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gồm có:
+ Đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Đại diện Bộ Y tế;
+ Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
+ Một số thành viên khác.
– Người có thẩm quyền điều tra theo các quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về lao động và có sự phối hợp của Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.
– Ngoài ra, đối với các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động làm từ hai người lao động có bị thương nặng trở lên mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc điều tra tai nạn lao động, thì những cơ quan điều tra theo thẩm quyền như sau:
+ Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để điều tra những vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực phóng xạ;
+ Bộ Giao thông vận tải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để điều tra những vụ tai nạn lao động xảy ra trên những phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; những thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
+ Bộ Công Thương thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để điều tra những vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, trừ các trường hợp xảy ra trên các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để điều tra những vụ tai nạn lao động xảy ra trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động khi người lao động bị tai nạn giao thông:
2.1. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở khi người lao động bị tai nạn giao thông:
– Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động mà làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sẽ phải thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.
– Đối với những vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng những nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi đã xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời phải mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn điều tra.
2.2. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh khi người lao động bị tai nạn giao thông:
– Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người lao động bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền điều tra, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và phải thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
– Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, sau khi đã nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động thì Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành điều tra và thực hiện lập biên bản xác minh tai nạn lao động.
– Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh căn cứ theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
2.3. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương khi người lao động bị tai nạn giao thông:
Việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương khi người lao động bị tai nạn giao thông được quy định như sau: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ những vụ tai nạn lao động có liên quan đến các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, những phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động;
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.