Quy định của pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản của người khác được quy định tại "Bộ luật hình sự năm 2015".
Tại điều 135 của Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về tôi cưỡng đoạt tài sản như sau:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
– Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
– Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Dấu hiệu nhận biết:
– Chủ thể thực hiện hành vi phải có đầy đủ năng lực hành vi , đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cưỡng đoạt tài sản ( ở đây là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự).
– Khách thể của tội phạm: tội cưỡng đoạt tài sản xâm hại đến 2 quan hệ xã hội đó là quan hệ nhân thân (quan hệ nhân thân là quan hệ về tính mạng, sức khỏe con người) và quan hệ tài sản .
– Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc , mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
– Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp
Khung hình phạt :
Theo quy định tại điều 135 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì khung hình phạt nhẹ nhất là từ một năm đến năm năm ( được quy định tại khoản 1 điều này) và khung hình phạt cao nhất là từ mười hai năm đến hai mươi năm ( được quy định tại khoản 4 điều này)
Ngoài ra, Người phạm tội sẽ bị phạt tiền , bị tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản theo quy định tại khoản 5 điều này.