Quy định chế độ tiền lương của viên chức? Quy định chế độ nghỉ ngơi của viên chức?
Hiện nay đối với lĩnh vực lao động thì người lao động khi tham gia công việc hoặc trong lĩnh vực nao dó cũng rất quan tâm tới chế độ tiền lương và chế độ nghỉ ngơi và đối với viên chức cũng vậy. Nhưng viên chức thì sẽ được pháp luật quy định cụ thể theo quy định về chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi của viên chức. Vậy quy định chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi của viên chức cụ thể như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Luật sư
1. Quy định chế độ tiền lương của viên chức:
Quy định của pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, chế độ nghỉ ngơi của viên chức?
Điều 12 Luật Viên chức quy định quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như chúng ta đã biết thì trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Hay tiền lương chịu sự tác động của quy luật phát triển cân đối, có kế hoạch và chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường bản chất của tiền lương đã thay đổi.
Nền kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại khách quan của thị trường sức lao động, tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Tiền lương là giá cả hàng hóa sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Như vậy, từ chỗ coi tiền lương chỉ là yếu tố của phân phối, thì nay đã coi tiền lương là yếu tố của sản xuất.
Tức là chi phí tiền lương không chỉ để tái sản xuất sức lao động, mà còn là đầu tư cho người lao động. Tóm lại tiền lương mang bản chất kinh tế – xã hội. Nó biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người tham gia quá trình sản xuất và biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa các bên.
Ngoài ra căn cứ theo quy định chúng tôi đưa ra như trên thì đối với tiền lương của viên chức thì có điều đặc biệt hơn đó là sẽ trả theo qiuy định của pháp luật và theo đó để duy trì công việc và mức sống cho viên chức phù hợp nhất. Cũng có thể nói đây chính là cơ sở điều chỉnh giá cả cho phù hợp. Mỗi khi giá cả biến động, bao gồm cả giá cả sức lao động hay nói cách khác tiền lương là giá cả sức lao động, là một bộ phận của sản phẩm xã hội mới được sáng tạo nên. Tiền lương phải thay đổi phù hợp với sự dao động của giá cả sức lao động.
Thường thì tại các doanh nghiệp thường có những quan điểm, những mục tiêu khác nhau trong hệ thống thù lao, nhưng nhìn chung, mục tiêu của hệ thống thù lao nhằm vào 2 vấn đề chính đó là: Hệ thống thù lao để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi; Hệ thống thù lao tạo động lực cho người lao động. Để đạt được 2 mục tiêu cơ bản này, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thù lao hợp lý. Đó là sự kết hợp các yêu cầu đối với một hệ thống thù lao và sự tuân thủ các nguyên tắc trả lương.
Trong các doanh nghiệp thường tăng tiền lương dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh, còn tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Một doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như chi phí cho một đơn vị sản phẩm được hạ thấp, tức mức giảm chi phí do tăng NSLĐ phải lớn hơn mức tăng chi phí do tiền lương tăng. Nguyên tắc này là cần thiết phải bảo đảm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động.
2. Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ ngơi của viên chức:
Thông thường như chúng ta thấy trên thực tế thì thời giờ nghỉ ngơi là thời gian theo quy định hoặc theo thoả thuận, người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, có quyền tự do sử dụng theo nhu cầu của mình. và căn cứ theo từng đối tượng sẽ có những quy định được tạo ra nhằm đảm bảo cho người lao động có những quyền lợi nhất định khi tham gia vào quan hệ lao động. và đương nhiên viên chức cũng vậy. Vậy pháp luật quy định về chế độ nghỉ ngơi của viên chức tại đâu, cũng rất nhiều người đang còn những thắc măc về vấn đề này:
Căn cứ theo quy định tại điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi Luật viên chức 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy thông qua quyd dịnh này ta thấy pháp luật đã đưa ra những chế độ nghỉ ngơi đối với viên chức avf viên chức có quyền được nghỉ ngơi theo chế độ này, Ngoài ra thì có thể căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm: nghỉ giữa ca (ít nhất nửa giờ, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ chuyển ca (ít nhất 12 giờ), nghỉ hàng tuần (ít nhất một ngày – 24 giờ liên tục), nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận nghỉ không hưởng lương. Tuỳ từng trường hợp, người lao động có thể được hưởng một số quyền lợi trong thời gian nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật, như: được hưởng tiền lương, được tính là thời gian làm việc để giải quyết các chế độ khác…
Không chỉ đối với viên chức mà xuất phát từ việc nhận thức làm việc và nghỉ ngơi là quyền cơ bản của người lao động trong quan hệ lao động, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp lí có giá trị cao.
Trên phương diện pháp luật quốc tế, người lao động trên thế giới được hưởng chung khung thời gian làm việc nghỉ ngơi do các tổ chức quốc tế toàn cầu như Liên họp quốc (UN), Tổ chức Lao động quốc tế… đưa ra. về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, Tổ chức Lao động quốc tế đã đưa ra nhiều công ước và khuyến nghị quan trọng..
Giống như hầu hết các quốc gia khác, Việt Nam cũng ghi nhận quyền làm việc và nghỉ ngơi trong văn bản có giá trị pháp lí cao nhất – Hiến pháp ở các giai đoạn và rất nhiều các văn bản luật khác. Trong lĩnh vực lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chương độc lập trong
Như vậy ta thấy pháp luật quy định về chế độ nghỉ ngơi như trên là rất hợp lí và thông qua đó ta thấy việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể ở các quốc gia khác nhau đều chủ yếu dựa trên cơ sở điều kiện phát triển của kinh tế với yếu tố quan trọng là năng suất lao động ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội, phong tục tập quán… cũng có những tác động nhất định. Điều này cũng lí giải cho một thực tế là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các quốc gia khác nhau có sự khác nhau, thậm chí ngay ở các quốc gia được đánh giá có trình độ kinh tế-xã hội tương đương nhau vẫn có sự khác nhau nhất định.
Trên đây là các thông tin pháp lý co bản nhất về ” Quy định chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi của viên chức” Hi vọng các thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc nhất nhé.