Quy định về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống? Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống? Quy định về xử lý hành vi tảo hôn và kết hôn cận huyết?
Kết hôn là sự tự nguyện giũa một nam và một nữ và dựa trên các quy định của pháp luật về các yêu cầu về độ tuổi kết hôn, Ngoài ra khi kết hôn cần lưu ý các quy định của pháp luật về các hành vi bị cấm kết hôn như tảo hôn và kết hôn cận huyết. Vậy tảo hôn và kết hôn cận huyết là gì và Quy định về xử lý hành vi tảo hôn và kết hôn cận huyết được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý :
Bộ Luật Hình sự 2015
Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến: 1900.6568
1. Quy định về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống?
1. 1. Tảo hôn
Tảo hôn được hiểu là việc lấy vợ, hay lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa đủ 20 tuổi trở lên và nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên) theo quy định của pháp luật
1.2. Hôn nhân cận huyết thống
Hôn nhân cận huyết thống được hiểu là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời ( Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau; Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba).
2. Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống
Ngoài những khó khăn về đời sống kinh tế – xã hội cùng với những suy nghĩ lạc hậu, sai lầm, quan hệ hôn nhân cận huyết thống đang là nguyên nhân làm suy giảm sức khoẻ, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi ở một số dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương vùng miền núi. Hôn nhân cận huyết thống để lại những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
– Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống Đối với vấn đề sức khỏe của những đứa trẻ sinh ra:
+ Hôn nhân cận huyết thống được hiểu là là hôn nhân giữa những người có mối quan hệ họ hàng gần gũi với nhau và gây nguy cơ suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. trong đó Những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, nguy cơ về các bệnh tật, suy giảm sức khỏe, vì hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau nên đây chính là hậu quả khó lường đối với việc kết hôn này.
+ Những bệnh mà đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết thống thường mắc phải như: các bệnh như tan máu bẩm sinh, bạch tạng, rối loạn chuyển hóa, thiếu men G6PD, bệnh hồng cầu liềm, các bệnh dị dạng về xương, bụng phình to, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu mù màu, bạch tạng, và các bệnh như da vảy cá mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời, nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh lại di truyền tiếp cho thế hệ sau làm cho suy thoái giống nòi dần.
+ Kết hôn cận huyết thống làm cho các chủ thể rơi vào vòng luẩn quẩn đó là các tình trạng Đói nghèo , thất học , đói nghèo. Thực tế cho thấy, các tỉnh có tỷ lệ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết cao thì cũng là tỉnh có tỷ lệ hộ đói nghèo cao và ngược lại.
– Đối với xã hội thì Bên cạnh hậu quả đối với cá nhân đứa trẻ sinh ra, hôn nhân cận huyết còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa, đạo đức gia đình, và các hậu quả khác như phá vỡ các mối quan hệ đang tồn tại giữa các dòng tộc, gia đình và làm xói mòn, biến đổi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Quy định về xử lý hành vi tảo hôn và kết hôn cận huyết
Theo quy định tại
3. 1. Kết hôn dưới tuổi luật định
Điều kiện trở thành kết hôn dưới tuổi luật định: Hai bên đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; một hoặc hai bên vi phạm về độ tuổi kết hôn.
Cách thức xử lý: Nhà nước không thừa nhận việc kết hôn dưới tuổi luật định. Việc kết hôn trái pháp luật này sẽ bị hủy. Quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật có hiệu lực trở về trước và trong tương lai. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014.
3. 2. Chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định
Trường hợp này, tảo hôn phải thỏa mãn hai điều kiện: Hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng; một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.
Trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng dưới tuổi luật định là vi phạm pháp luật. Hai bên nam nữ không được công nhận là quan hệ vợ chồng.
Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Chịu sự điều chỉnh Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình. Nghị định 110/2013/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Hoặc tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015
Theo quy định của pháp luật, các hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, hôn nhân cận huyết là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm để bảo vệ, xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
1. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam chưa đủ 20 tuổi trở lên, nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên; Tổ chức tảo hôn, là hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho những người mà mình biết rõ là chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định.
3.3. Chế tài xử lý
Về hành chính: Nghị định 67/2015/NĐ-CP, ngày 14/8/2015 quy định:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Về hình sự: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “ Hiếp dâm trẻ em”, nếu nạn nhân là người dưới 13 tuổi hoặc tội “ Giao cấu với trẻ em” nếu nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
2. Hôn nhân cận huyết là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời, là những người cùng một gốc sinh ra, gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. (Bao gồm cả anh chị em trai, anh chị em gái).
Kết hôn cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi (như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao; sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá…) mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời.
Ngoài ra, hôn nhân cận huyết còn ảnh hưởng không tốt đến văn hóa, đạo đức gia đình, phá vỡ và làm xói mòn giá trị truyền thống văn hóa gia đình tốt đẹp của dân tộc ta.
– Chế tài xử lý:
Về hành chính
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.
Về hình sự: Tùy theo tính chất, mức độ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội loạn luân”.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy định về xử lý hành vi tảo hôn và kết hôn cận huyết và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành