Pháp luật quy định về quyền yêu cầu giám định trong giám định tư pháp như thế nào?
Về người yêu cầu giám định được Luật Giám định tư pháp quy định như sau: Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
Việc quy định quyền trực tiếp yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định cho đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ là rất cần thiết đảm bảo: quyền và nghĩa vụ chứng minh, quyền thu thập chứng cứ (trong đó có việc trưng cầu giám định) thuộc về các đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế; bảo đảm quyền chứng minh của đương sự.
Pháp Lệnh giám định tư pháp năm 2004 đưa ra khái niệm giám định tư pháp gồm hai dấu hiệu là: do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu và để giải quyết các vụ án. Căn cứ vào đó, mọi trường hợp giám định không do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu thì không phải là giám định tư pháp và pháp luật về giám định tư pháp không điều chỉnh; Pháp lệnh giám định Tư pháp năm 2004 đã không ghi nhận các quyền yêu cầu giám định của cá nhân, tổ chức là bị hại trong các vụ án hình sự, đương sự trong các vụ án kinh tế, dân sự nói chung. Bởi vì, trên thực tế, người dân chưa có ý thức cao về vấn đề trưng cầu giám định nên các đương sự trong vụ án thực hiện quyền trưng cầu giám định thông qua cơ quan tiến hành tố tụng và trên cơ sở đó các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ trưng cầu giám định theo đề nghị của các đương sự. Mặt khác là văn bản dưới luật, nên Pháp lệnh Giám định tư pháp không thể quy định khác so với các Bộ luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Đó là Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự quy định việc trưng cầu giám định phải do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quy định quyền yêu cầu giám định tư pháp của Luật đã mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là bước tiến đáng kể trong hoạt động tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp, tăng cường dân chủ hóa hoạt động tố tụng, góp phần mở rộng quyền tự do dân chủ của công dân, hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Việc mở rộng quyền của đương sự được tự mình yêu cầu giám định tư pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động tố tụng, bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ của đương sự trong các vụ việc dân sự và vụ án hành chính là phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp theo