Pháp luật quy định về quyền trưng cầu giám định như thế nào? Vần đề này điều chỉnh ra sao?
Trước tiên là những người trưng cầu giám định gồm những cá nhân, tổ chức nào theo quy định của pháp luật. Theo Luật Giám định tư pháp 2012 tại khoản 2 Điều 2 có quy định “Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng”. Những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tung theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về cơ quan tiến hành tố tung gồm: cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Trong tố tụng dân sự: Cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:Toà án nhân dân;Viện kiểm sát nhân dân. Những người tiến hành tố tụng gồm có:Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.” ( Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2004) và Luật Tố tụng hành chính quy định các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:Toà án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân. Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên”. ( Điều 34).
Trên đây là những quy định của pháp luật cho phép những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định hay nói cách khác là những người có quyền sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định tư pháp để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
Đó là những quy định của pháp luật tố tụng về những cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền trưng cầu giám định.Vậy quyền của của cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng được được thực hiện trong những trường hợp nào? Đối với từng loại tố tụng lại có những trường hợp được quyền trung cầu giám định
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng hình sự:
– Trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
– Trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự. Bắt buộc trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự gồm: “a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án; d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả” ( Khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự). Những trường hợp trên là yêu cầu khi xuất hiện một số tình tiết nhất định trong vụ án thì cơ quan điều tra dù muốn hay không cũng buộc phải trưng cầu giám đinh
Trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết là các trường hợp khi xuất hiện những tình tiết nhất định trong vụ án tuy luật không quy định bắt buộc trưng cầu giám định nhưng cơ quan điều tra nhận thấy cần được giải quyết bằng giám định tư pháp cũng sẽ có quyền trưng cầu giám định: Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự; Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự; Khi có yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
Như vậy trưng cầu giám trong tố tụng dân sự có sự khác biệt rất lớn đối với trong tố tụng hình sự, mặc dù cơ quan tiến hành tố tụng cùng ra quyết định trưng cầu giám định, tuy nhiên xuất phát từ bản chất của dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự và quyền yêu cầu của đương sự thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ trưng cầu khi giám định khi có yêu cầu, còn trong tố tụng hình sự là sự chủ động để trưng cầu giám định, vì nghiã vụ chứng minh sự thật vụ án thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể thẩm phán phụ trách vụ án đó sẽ ra quyết định trưng cầu giám định
Tiếp đến, trong quy định của pháp luật về quyền giám định cần tìm hiểu vấn đề là: khi tiến hành trưng cầu giám định cá nhân, cơ quan trưng cầu giám định được thực hiện những quyền gì? Và những cá nhân, tổ chức khi được trưng cầu giám định họ có quyền gì? Căn cứ theo điều 21 Luật Giám định tư pháp thì người tiến hành trưng cầu giám định có những quyền sau:
Thứ nhất: Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Giám định tư pháp 2012 thực hiện giám định
Theo đó, đây là quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền được sử dụng những cá nhân, tổ chức chuyên môn để tiến hành tiến hành giám định. Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Giám định tư pháp bao gồm: Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, với quy định trên nhận thấy rằng pháp luật đã chỉ rõ những đối tượng nào sẽ được cá nhân, cơ quan trưng cầu giám định có quyền được phép trưng cầu. Quy định như vậy sẽ đảm bảo được hoạt động giám định được thực hiện theo một trình tự chuyên môn nhất định từ đó đảm bảo cho kết luận giám định được chính xác và khách quan, vì đây là lĩnh vực khoa học đòi hỏi phải có chuyên môn về giám định tư pháp mới có thể tiến hành được hoạt động giám định.
Thứ hai: Yêu cầu cá nhân, tổ chức được phép tiến hành giám định trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu
Sau khi cá nhân, cơ quan có quyền ra quyết định trưng cầu giám định thì đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức đã tiến hành giám định trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu. Nhận thấy rằng kết luận giám định có ý nghĩa là một nguồn chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá và sử dụng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, để việc làm sáng tỏ vụ án không bị quá hạn, tránh tình trạng kéo dài thời gian thì pháp luật đã quy định cho những người ra quyết định trưng cầu giám định có quyền yêu cầu cá nhâ, tổ chức được phép tiến hành giám định trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là thế nào đúng nội dung? Và thời hạn yêu cầu là bao lâu? Về nội dung, pháp luật không thể quy định vì đây là lĩnh vực khoa học, khó có thể điều chỉnh, nhưng có thể hiều đúng nội dung ở đây là những yêu cầu mà cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu. Về thời hạn được phép tiến hành giám định thì luật cũng chưa quy định thời hạn cụ thể, với từng vụ án khác nhau mà cơ quan tiến hành tố tụng cần đưa ra thời hạn xác định để cơ quan tiến hành giám định thực hiện trong khoảng thời gian phù hợp với từng vụ án với tình chất phức tạp khác nhau.
Thứ ba: Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định
Như đã phân tích ở trên, giám định tư pháp là nghiên cứu về lĩnh vực khoa học, chính vì vậy khi đưa ra kết luận giám định là những từ ngữ chuyên môn về khoa giám định cho nên cần có sự giải thích về kết luận đó. Pháp luật trao quyền cho cơ quan tiến hành tố tụng được yêu cầu cơ quan tiến hành giám định giải thích về kết luận giám định để làm sáng tỏ, chi tiết, cụ thể tình tiết của vụ án, góp phần là nguồn chứng cứ cho hoạt động điều tra, xét xử.
Bên cạnh những cá nhân, cơ quan được trao quyền tiến hành trưng cầu giám định thì còn có những cá nhân được yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trưng cầu giám định như: đương sự trong vụ việc dân sự, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự, bị can, bị cáo… cũng được quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Tuy nhiên, về bản chất yêu cầu của họ sẽ phải được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận và khi đó cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cơ quan điều tra trưng cầu giám định
– Hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần
– Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại