Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra rất nhiều trên thực tế và gây nhiều bức xúc cho dư luận. Pháp luật đã có những quy định cụ thể về phòng chống bạo lực học đường. Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ có những phân tích cụ thể về quy định này.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường:
1.1. Công tác tuyên truyền và hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường:
Nội dung tuyên truyền:
Trong các bài tuyên truyền hay hội thảo hay họp lớp, ngày hội trường luôn lồng ghép các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước truyền thống đoàn kết dân tộc yêu nước lồng tự hào dân tộc. Ngoài ra, các em nên được giáo dục tiếp xúc theo lối sống lành mạnh nhân ái bao dung nghĩa tình trách nhiệm có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội với đất nước. Cần tuyên dương khen thưởng kịp thời các cá nhân tốt nêu gương đẻ tập thể noi theo xây dựng môi trường học tập an toàn lành mạnh phòng chống bạo lực học đường.
Nội dung tuyên truyền phản ánh tâm tư nguyện vọng suy nghĩ của các em học sinh sinh viên vì bản thân họ là người thực hiện hay chứng kiến bạo lực cũng như nạn nhân của các cuộc bạo lực họ mới có cái nhìn nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập lành mạnh không bạo lực ứng xử thân thiện.
Ngoài ra không chỉ nâng cao ý thức của các em chúng ta cần dạy cho các em biện pháp cách thức tránh bạo lực học đường hay giảm thiểu các hành vi bạo lực học đường xảy ra; kỹ năng xử lí hay can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường đương nhiên là phù hợp với khả năng của các em và cả cách tự bảo vệ bản thân. Sự nguy hại của bạo lực học đường và cách thức tố giác và báo tin về bạo lực học đường.
Cần phê phán những lệch lạc đua đòi ham chơi lười học thích hưởng thụ và các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới
Ngoài các học sinh sinh viên thầy cô giáo người trực tiếp quản lí dạy dỗ giáo dục các em cần nâng cao nhận thức về các tội phản động vì tư tưởng của các em còn yếu có thể dễ bị lôi kéo hay kích động nghe theo những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch gây ra các vụ bạo loạn gây mất ổn định chính trị an toàn xã hội.
Hình thức tuyên truyền:
Hiện nay có rất nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc dùng phương tiện thông tin đại chúng mạng xã hội sẽ đem đen thông tin chính xác nhanh chóng và dễ tiếp cận nhất đối với với các em học sinh sinh viên thầy cô giáo và nhà trường thậm chí là gia đình. Tuyên truyền trên hệ thống thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngoài ra còn tuyên truyền trên mạng xã hội.
Ngoài ra, thông qua giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động ngoại khóa, nơi tập trung đông đúc và có sự tham gia đầy đủ của mọi người người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến bạo lực học đường.
Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội, bạo lực học đường có thể trở thành chủ đề hot có độ phổ biền và thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều chuyên gia vì việc bạo lực học đường ảnh hưởng rộng rãi đến con trẻ- tương lai đất nước.
Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan, có thể thấy việc tuyên truyền bạo lực học đường thường nhàm chán vì vậy đẻ thu hút sự quan tâm của các em chúng ta có thể lồng ghép chúng vào các cuộc thi văn hóa ví như vẽ tranh chủ đề phòng chống bạo lực học đường.
1.2. Các biện pháp lồng ghép giáo dục và biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ khi có nguy cơ bạo lực học đường:
– Lồng ghép giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tích hợp nội dung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, phòng ngừa và chống bạo lực học đường với những hoạt động giáo dục về tư tưởng, chính trị, kỹ năng ứng xử trong các buổi sinh hoạt chính trị đầu khoá, đầu năm và kết thúc năm học hoặc một số hoạt động giáo dục ngoài trời khác.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ lồng ghép, bổ sung nội dung giáo dục về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng ngừa và chống bạo lực học đường vào chương trình đào tạo phổ thông, tccn, cao đẳng với thời lượng phù hợp. – Phòng ngừa bạo lực học đường:
Như đã nói thì việc giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên và gia đình; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ví dụ như kĩ năng bôi lội, kỹ năng hô hấp nhân tạo hay kỹ năng sơ cứu vết thương,…
Vấn đề thông tin liên lạc cần được xây dựng và thiết lập: Cơ sở giáo dục tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường. Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.
– Hỗ trợ nạn nhân khi có nguy cơ bị bạo lực học đường:
+ Kịp thời phát hiện học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường;
+ Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ kịp thời chính xác hiệu quả;
+ Tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu, cảnh báo đối và tư vấn các biện pháp cần thiết để học sinh, sinh viên có thể phòng, tránh bạo lực học đường;
+ Phối hợp chặt với cha mẹ học sinh, giáo viên và nhà trường, cơ quan quản lý.
2. Các hoạt động cần thực hiện khi xảy ra bạo lực học đường:
Xử lý khi gây án bạo lực học đường:
Bước 1: Có biện pháp ngăn chặn, trấn áp mạnh những kẻ gây án bạo lực học đường, không cho đối tượng manh động thực hiện nhiều vụ việc đáng tiếc.
Bước 2: Liên lạc, trình báo ngay với
Bước 3: Báo cáo cụ thể về tình trạng sức khoẻ của nạn nhân. Thực hiện ngay những biện pháp hỗ trợ, điều trị cần thiết cho nạn nhân. Theo dõi, giám sát và có biện pháp trợ giúp kịp thời đảm bảo tính mạng các nạn nhân trong giai đoạn sau.
Bước 4:
3. Hình thức xử lí bạo lực học đường:
Tuỳ theo tính chất mức độ của hành vi bạo lực học đường mà người có hành vi bạo lực học đường sẽ chịu hậu quả từ tổ chức quản lí hành chính đến kinh tế và nghiêm trọng nhất là những tội danh qui định trong bộ luật này.
3.1. Biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực học đường:
Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi do cố ý là phạt cảnh cáo.
3.2. Biện pháp xử lý dân sự đối với hành vi bạo lực học đường:
Đối với hành vi bạo lực học đường xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm đến sức khỏe, cụ thể:
Bồi thường chi phí điều trị, phục hồi chức năng do chấn thương, phục hồi chậm hoặc sự suy giảm của nạn nhân.
+ Bồi thường mọi chi phí cho thu nhập thực bị mất hoặc suy giảm;
+ Bồi thường chi phí thu nhập thực tế của người chăm sóc nạn nhân;
+ Các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Ngoài ra đối với hành vi bạo lực học đường làm tổn thương cho danh dự, nhân phẩm của nạn nhân nhà trường phải có trách nhiệm đền bù phần thiệt hại danh dự, nhân phẩm đó.
Bên cạnh đó, người có hành vi làm nhục người khác phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ đối với nạn nhân như sau:
+ Đối với người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ của người gây thiệt hại đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như con chưa thành niên không có tài sản riêng.
+ Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu người đó không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ có trách nhiệm phần còn thiếu đó.
3.3. Biện pháp xử lý hình sự đối với hành vi bạo lực học đường:
Căn cứ Điều 12
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.